Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 là gì? Cơ sở được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật nào?
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 là gì? Cơ sở được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật nào?
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 103/2016/NĐ-CP như sau:
Phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học
1. Cơ sở xét nghiệm được phân loại theo 04 cấp độ an toàn sinh học như sau:
...
b) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và nhóm 2 quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 3, nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II;
...
Theo quy định, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được thực hiện xét nghiệm đối với:
(1) Các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và vi sinh vật thuộc nhóm 2;
(2) Các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 3 và vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2;
04 nhóm vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được quy định thế nào?
Vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 04 nhóm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP như sau:
- Vi sinh vật thuộc nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người;
- Vi sinh vật thuộc nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
- Vi sinh vật thuộc nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
- Vi sinh vật thuộc nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 là gì? Cơ sở được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 cần đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị thế nào?
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 cần đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2016/NĐ-CP (Điểm c khoản này bị bãi bỏ bởi điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II
Khu vực xét nghiệm phải đáp ứng các Điều kiện sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Có hệ thống thu gom, xử lý hoặc trang thiết bị xử lý nước thải. Đối với cơ sở xét nghiệm đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có kết quả xét nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung;
c) Phải riêng biệt với các phòng khác của cơ sở xét nghiệm;
d) Có biển báo nguy hiểm sinh học trên cửa ra vào của khu vực xét nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Điều kiện về trang thiết bị:
a) Các Điều kiện về trang thiết bị quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
b) Có tủ an toàn sinh học;
c) [Bị bãi bỏ];
d) Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
...
Theo quy định thì cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 cần đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị sau:
(1) Các Điều kiện về trang thiết bị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP (Điểm b khoản này bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 155/2018/NĐ-CP), cụ thể:
Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và mẫu bệnh phẩm hoặc vi sinh vật được xét nghiệm;
(2) Có tủ an toàn sinh học;
(3) Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?