Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?
- Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?
- Việc đào tạo an toàn bức xạ cho sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ được quy định ra sao?
- Giới hạn liều nghề nghiệp đối với sinh viên thực tập tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là bao nhiêu?
Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?
Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:
Sử dụng người lao động làm công việc bức xạ
....
3. Cơ sở y tế có người học nghề, học viên, sinh viên thực tập vận hành các thiết bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ hoặc thuốc phóng xạ, làm việc trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ bị chiếu xạ với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm:
a) Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng nêu trên các yêu cầu cơ bản về an toàn bức xạ, các nội quy, quy định an toàn bức xạ của cơ sở;
b) Bố trí cán bộ chuyên môn hướng dẫn, theo dõi, giám sát trong quá trình làm việc;
c) Áp dụng các biện pháp kiểm soát liều để bảo đảm liều chiếu xạ của các đối tượng này không vượt quá giới hạn liều theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 18/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
Chiếu theo quy định này thì cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có các trách nhiệm sau:
- Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng nêu trên các yêu cầu cơ bản về an toàn bức xạ, các nội quy, quy định an toàn bức xạ của cơ sở;
- Bố trí cán bộ chuyên môn hướng dẫn, theo dõi, giám sát trong quá trình làm việc;
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát liều để bảo đảm liều chiếu xạ của các đối tượng này không vượt quá giới hạn liều nghề nghiệp.
Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì? (hình từ Internet)
Việc đào tạo an toàn bức xạ cho sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ được quy định ra sao?
Tại Điều 14 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về việc đào tạo an toàn bức xạ cho sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ được thực hiện như sau:
- Tổ chức đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế mới tuyển dụng theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
- Định kỳ ít nhất 03 năm một lần tổ chức đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ y tế.
- Hằng năm, tổ chức huấn luyện cho các nhân viên bức xạ y tế về nội quy an toàn bức xạ, quy định của cơ sở liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình ứng phó sự cố bức xạ hoặc phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo đảm an toàn bức xạ.
- Bảo đảm việc đào tạo an toàn bức xạ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân có đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
- Lập, cập nhật và lưu giữ hồ sơ đào tạo, huấn luyện an toàn bức xạ.
Giới hạn liều nghề nghiệp đối với sinh viên thực tập tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là bao nhiêu?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Giới hạn liều nghề nghiệp
1.1. Giới hạn liều nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ trên 18 tuổi là:
a) Liều hiệu dụng 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm) [1] và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm)1 và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da[2] 500 mSv trong một năm;
d) Riêng đối với nhân viên bức xạ nữ phải áp dụng thêm các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này.
1.2. Giới hạn liều nghề nghiệp đối với người học việc trong quá trình đào tạo nghề có liên quan đến bức xạ và đối với học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là:
a) Liều hiệu dụng 6 mSv trong một năm;
b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm;
c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da2 150 mSv trong một năm.
Đối chiếu với quy định trên thì giới hạn liều nghề nghiệp đối với sinh viên thực tập sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là:
- Liều hiệu dụng 6 mSv trong một năm;
- Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm;
- Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da2 150 mSv trong một năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?