Cơ sở y tế không thuộc mạng lưới phòng chống lao tham gia phối hợp chẩn đoán bệnh lao phải đáp ứng điều kiện nào?
Cơ sở y tế không thuộc mạng lưới phòng chống lao tham gia phối hợp chẩn đoán bệnh lao phải đáp ứng điều kiện nào?
Cơ sở y tế không thuộc mạng lưới phòng chống lao tham gia phối hợp chẩn đoán bệnh lao phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2013/TT-BYT như sau:
Điều kiện tham gia phối hợp chẩn đoán bệnh lao
Cơ sở y tế không thuộc mạng lưới phòng chống lao tham gia chẩn đoán bệnh lao ngoài giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp, còn cần phải được Chương trình chống lao tuyến tỉnh xác định đủ điều kiện chẩn đoán bệnh lao nếu có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có phòng xét nghiệm đủ năng lực thực hiện soi đờm trực tiếp hoặc các kỹ thuật xét nghiệm vi khuẩn lao khác có đăng ký với chương trình chống lao tuyến tỉnh.
2. Người hành nghề tham gia chẩn đoán lao có khả năng tối thiểu là chỉ định, đọc phim Xquang ngực, được Chương trình chống lao quốc gia hoặc Chương trình chống lao tuyến tỉnh tập huấn về chẩn đoán bệnh lao.
3. Cam kết tuân thủ các quy định về kiểm định tiêu bản theo hướng dẫn của Chương trình chống lao quốc gia.
Chương trình chống lao tuyến tỉnh lập danh sách các cơ sở đủ điều kiện tham gia phối hợp chẩn đoán bệnh lao báo cáo Sở Y tế xem xét, phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở y tế không thuộc mạng lưới phòng chống lao tham gia phối hợp chẩn đoán bệnh lao phải đáp ứng điều kiện sau:
- Cơ sở y tế phải có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp;
- Phải được Chương trình chống lao tuyến tỉnh xác định đủ điều kiện chẩn đoán bệnh lao nếu có đủ các điều kiện sau:
+ Có phòng xét nghiệm đủ năng lực thực hiện soi đờm trực tiếp hoặc các kỹ thuật xét nghiệm vi khuẩn lao khác có đăng ký với chương trình chống lao tuyến tỉnh.
+ Người hành nghề tham gia chẩn đoán lao có khả năng tối thiểu là chỉ định, đọc phim Xquang ngực, được Chương trình chống lao quốc gia hoặc Chương trình chống lao tuyến tỉnh tập huấn về chẩn đoán bệnh lao.
+ Cam kết tuân thủ các quy định về kiểm định tiêu bản theo hướng dẫn của Chương trình chống lao quốc gia.
Chẩn đoán bệnh lao (Hình từ Internet)
Việc phối hợp trong chẩn đoán bệnh lao của các cơ sở y tế được quy định như thế nào?
Việc phối hợp trong chẩn đoán bệnh lao của các cơ sở y tế được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2013/TT-BYT như sau:
Phối hợp trong chẩn đoán, phát hiện bệnh lao
1. Cơ sở y tế tham gia chẩn đoán bệnh lao có trách nhiệm thực hiện chẩn đoán bệnh lao theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao ban hành theo Quyết định số 979/QĐ–BYT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và danh mục kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.
2. Cơ sở y tế chỉ tham gia chẩn đoán bệnh lao có trách nhiệm chuyển người bệnh lao đến các cơ sở y tế đăng ký quản lý điều trị bệnh lao.
3. Cơ sở tiếp nhận điều trị người bệnh lao có trách nhiệm phản hồi thông tin tiếp nhận và kết quả xử trí người bệnh cho cơ sở chuyển.
4. Chương trình chống lao các tuyến có trách nhiệm tập huấn, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp vật tư tiêu hao, sổ sách, biểu mẫu cho cơ sở đăng ký chẩn đoán bệnh lao theo kế hoạch hoạt động của Chương trình chống lao.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phối hợp trong chẩn đoán bệnh lao của các cơ sở y tế được quy định như sau:
- Cơ sở y tế tham gia chẩn đoán bệnh lao có trách nhiệm thực hiện chẩn đoán bệnh lao theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở y tế chỉ tham gia chẩn đoán bệnh lao có trách nhiệm chuyển người bệnh lao đến các cơ sở y tế đăng ký quản lý điều trị bệnh lao.
- Cơ sở tiếp nhận điều trị người bệnh lao có trách nhiệm phản hồi thông tin tiếp nhận và kết quả xử trí người bệnh cho cơ sở chuyển.
- Chương trình chống lao các tuyến có trách nhiệm tập huấn, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp vật tư tiêu hao, sổ sách, biểu mẫu cho cơ sở đăng ký chẩn đoán bệnh lao theo kế hoạch hoạt động của Chương trình chống lao.
Cơ sở y tế tham gia phối hợp quản lý bệnh lao có các quyền lợi nào trong việc phối hợp?
Cơ sở y tế tham gia phối hợp quản lý bệnh lao có các quyền lợi nào trong việc phối hợp, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 02/2013/TT-BYT như sau:
Các cơ sở y tế tham gia phối hợp quản lý bệnh lao
…
2. Quyền lợi:
a) Được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Được cung cấp thuốc, vật tư tiêu hao, sổ sách, biểu mẫu tùy theo nội dung đăng ký cung cấp dịch vụ.
c) Công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở y tế nhà nước được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Bộ Y tế-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2011 quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; được hưởng thù lao theo quy định tại Thông tư liên tịch số 147/TTLT-BYT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2007 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 05/1/2005 hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức và Công văn số 6608/BYT-TCCB của Bộ Y tế ngày 22/8/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế; được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tại Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ngày 30/5/2012 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
d) Các cơ sở y tế tư nhân và các tổ chức, cá nhân khác tham gia phối hợp phát hiện, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh lao được hưởng thù lao theo quy định tại Thông tư liên tịch số 147/TTLT-BYT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2007 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, trong việc phối hợp quản lý bệnh lao thì cơ sở y tế tham gia phối hợp có các quyền lợi như sau:
- Được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Được cung cấp thuốc, vật tư tiêu hao, sổ sách, biểu mẫu tùy theo nội dung đăng ký cung cấp dịch vụ.
- Công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở y tế nhà nước được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định của pháp luật.
Các cơ sở y tế tư nhân và các tổ chức, cá nhân khác tham gia phối hợp phát hiện, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh lao được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?