Có sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng thì phải xử lý theo phương án nào?
Có sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng thì phải xử lý theo phương án nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp như sau:
- Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung sau đây:
+ Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;
+ Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);
+ Cách thức, trình tự xử lý sự cố.
- Phê duyệt hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì khi có sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng thì phải xử lý theo phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động xây dựng và phê duyệt trước đó.
Hơn hết người sử dụng lao động phải định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Có sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng thì phải xử lý theo phương án nào? (Hình từ Internet)
Xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng thì phải khai báo như thế nào để thuận tiện cho việc điều tra của cơ quan chức năng?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, quy định về việc khai báo, Điều tra, báo cáo sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng như sau:
Bước 1: Khi xảy ra sự cố làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên mà nạn nhân không phải là người lao động thuộc quyền quản lý hoặc có người lao động bị nạn nhưng chưa rõ thương vong thì người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố phải khai báo bằng cách nhanh nhất với thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra sự cố, với Công an cấp huyện nếu nạn nhân bị chết theo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
>>> Xem cụ thể mẫu Khai báo tai nạn lao động quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này tại đây <<<
Bước 2: Ngoài việc khai báo theo mẫu tại phụ lục III, thì đối với các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải được khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Bước 3: Đối với những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo thì thực hiện như sau:
+ Người phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố;
+ Đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 4: Sau khi tiến hành Điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì Điều tra gửi kết quả hoặc kết luận, biên bản Điều tra tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
Vậy nên, chiếu theo quy định trên thì khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng thì phải khai báo theo 4 bước trên để thuận tiện cho việc điều tra của cơ quan chức năng.
Mẫu báo cáo y tế lao động hiện nay là mẫu nào?
Căn cứ theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT có quy định về Mẫu báo cáo y tế lao động hiện nay:
>>> Xem đầy đủ: Mẫu báo cáo y tế lao động hiện nay <<< Tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?