Có sự phân biệt giữa con nuôi và con ruột trong quyền được hưởng thừa kế? Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này ra sao?
Mối quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha mẹ nuôi quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi vẫn được thừa hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ nuôi và ngược lại. Ngoài ra, họ còn là đối tượng được thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc quy định tại Điều 651 và thừa kế thế vị quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
Thừa kế theo pháp luật là gì? Trường hợp nào được chia thừa kế theo pháp luật?
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được hiểu là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những trường hợp được chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp của bạn, người mất không để lại di chúc, thì toàn bộ tài sản người mất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Hàng thừa kế theo pháp luật được quy định thế nào?
Quyền được hưởng thừa kế
Như đã đề cập, thừa kế theo pháp luật sẽ được chia theo hàng thừa kế. Và hàng thừa kế này được quy định rõ tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Ngoài ra, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, con nuôi của người mất vẫn có quyền nhận tài sản thừa kế, đồng thời, thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản như nhau, không có sự phân biệt, hơn kém.
Những trường hợp không được phép hưởng thừa kế
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp dẫn đến việc bạn không có quyền được hưởng thừa kế. Căn cứ tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, quy định cụ thể như sau:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tóm lại, không có sự phân biệt giữa con nuôi và con ruột trong việc thừa hưởng di sản thừa kế. Vậy nên, trong trường hợp bố nuôi bạn mất và không để lại di chúc. Thì toàn bộ di sản để lại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm cả bạn).
Trong trường hợp, anh, chị em của bạn nhất quyết không chia tài sản cho bạn, thì có thể khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu chia lại di sản theo đúng trình tự pháp luật. Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến những trường hợp không được phép hưởng di sản thừa kế đã được trình bày trên đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?