Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang trong thời gian chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không?
- Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang trong thời gian chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không?
- Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án?
- Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án là khi nào?
- Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào?
Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang trong thời gian chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
...
Theo đó, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 thì bị tạm hoãn xuất cảnh.
Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang trong thời gian chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.
...
Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án.
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án là khi nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
...
Theo đó, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện như sau:
+ Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
+ Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.
+ Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh biết.
+ Người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
+ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?