Có thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp người cha không đủ điều kiện nuôi con nhưng con vẫn muốn ở với cha?
- Có thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp người cha không đủ điều kiện nuôi con nhưng con vẫn muốn ở với cha?
- Trường hợp sau khi thay đổi người trực tiếp nuôi con thì người cha có những quyền và nghĩa vụ nào?
- Trường hợp nào người cha sau khi bị thay đổi người trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền với con mình?
Có thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp người cha không đủ điều kiện nuôi con nhưng con vẫn muốn ở với cha?
Căn cứ Khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Theo đó, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ như người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Bên cạnh đó, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Tức là ở đây Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con là một yếu tố chứ không mặc nhiên cha không đủ điều kiện nuôi con nhưng con vẫn muốn ở với cha thì không được thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Như vậy, trong trường hợp người cha không đủ điều kiện nuôi con thì có thể phải thay thế người trực tiếp nuôi con dù con vẫn muốn ở với cha.
Có thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp người cha không đủ điều kiện nuôi con nhưng con vẫn muốn ở với cha? (hình từ internet)
Trường hợp sau khi thay đổi người trực tiếp nuôi con thì người cha có những quyền và nghĩa vụ nào?
Trường hợp sau khi thay đổi người trực tiếp nuôi con thì người cha có những quyền và nghĩa vụ được nêu tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, trường hợp buộc phải thay đổi người trực tiếp nuôi con thì người cha sẽ có các quyền và nghĩa vụ được nêu tại quy định trên.
Đồng thời nếu người trực tiếp nuôi con là người mẹ thì sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ được nêu tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường hợp nào người cha sau khi bị thay đổi người trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền với con mình?
Trường hợp người cha sau khi bị thay đổi người trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền với con mình được nêu tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Như vậy, người cha không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền đối với con nếu con là con chưa thành niên và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?