Có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để xử lý các thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt về tín phiếu, trái phiếu hay không?
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai lệch, bịa đặt về tín phiếu, trái phiếu có cần phải xử lý không?
- Có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để xử lý các thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt về tín phiếu, trái phiếu hay không?
- Có thể áp dụng những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào đối với thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế?
Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai lệch, bịa đặt về tín phiếu, trái phiếu có cần phải xử lý không?
Căn cứ khoản 4 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018, hoạt động phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định như sau:
"4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán."
Theo đó, các thông tin bịa đặt, sai sự thật về trái phiếu, tín phiếu là một trong những loại thông tin được xếp vào nhóm thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và cần được phòng ngừa, xử lý bởi các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để xử lý các thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt về tín phiếu, trái phiếu hay không?
Có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để xử lý các thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt về tín phiếu, trái phiếu hay không?
Căn cứ khoản 6, 7 8 và khoản 9 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 có quy định về các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt về trái phiếu, tín phiếu bao gồm:
"6. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
7. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
9. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật."
Theo đó, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan có thẩm quyền chính là chủ thể có thể áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 để xử lý các thông tin nói trên. Cụ thể các biện pháp đó bao gồm:
- Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
Có thể áp dụng những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào đối với thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP tổng hợp các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng đối với lĩnh vực an toàn thông tin mạng nói chung và với các thông tin có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng như sau:
(1) Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
(2) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với giấy phép: Bưu chính, Giấy phép Viễn thông, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép thiết lập mạng xã hội, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
d) Trục xuất.
(3) Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc nộp lại tổng số tiền tương đương tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của bộ xác định thuê bao (SIM), trường hợp không thể xác định chính xác, số tiền phải nộp lại trên mỗi SIM được áp dụng theo công thức: 100.000 đồng nhân với số tháng vi phạm;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế;
c) Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông, tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN); mã, số cung cấp dịch vụ; tên định danh; sản phẩm an toàn thông tin mạng;
d) Buộc hoàn trả bưu gửi, địa chỉ IP, ASN, tên miền;
đ) Buộc nộp lại phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép hoặc sử dụng sai nghiệp vụ, phương thức phát; chứng chỉ vô tuyến điện viên;
e) Buộc thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet;
g) Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng;
h) Buộc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; kết quả thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; kết quả đấu giá quyền sử dụng tài nguyên internet;
i) Buộc nộp lại văn bản cho phép thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng;
k) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật; đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật;
l) Buộc nộp lại Giấy phép; Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp;
m) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;
n) Buộc tái xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu;
o) Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân;
p) Buộc hoàn trả cước thu không đúng;
q) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép do vi phạm quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?