Có thể bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi nhưng không còn nhu cầu sử dụng nữa hay không?
- Có thể bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi nhưng không còn nhu cầu sử dụng nữa hay không?
- Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần được cơ quan nào phê duyệt? Bán tài sản theo hình thức nào?
- Sau khi bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thì cơ quan quản lý cần thực hiện kế toán giảm tài sản trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Có thể bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi nhưng không còn nhu cầu sử dụng nữa hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về trường hợp được phép bán tái sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 21 Nghị định này nhưng không còn nhu cầu sử dụng;
b) Tài sản đã được giao quản lý nhưng không còn nhu cầu sử dụng và việc khai thác không hiệu quả;
c) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu khoản 3 Điều 21 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc xử lý tài sản kết cấu hàng hải bị thu hồi như sau:
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
3. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thu hồi được xử lý theo các hình thức sau:
a) Điều chuyển theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Bán theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
...
Như vậy, đối với tài sản kết cầu hạ tầng bị thu hồi nhưng không còn nhu cầu sử dụng nữa thì cơ quan quản lý có thể xử lý tài sản bị thu hồi theo hình thức bán tài sản kết cấu hạ tầng.
Có thể bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi nhưng không còn nhu cầu sử dụng nữa hay không? (Hình từ Internet)
Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần được cơ quan nào phê duyệt? Bán tài sản theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 23 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gắn với đất, mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của các cơ quan có liên quan;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
4. Hồ sơ đề nghị bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại): 01 bản chính;
c) Ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất (trong trường hợp bán tài sản gắn với đất, mặt nước): 01 bản sao;
d) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
...
Tùy theo loại tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi mà việc bán tài sản cần được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Hồ sơ đề nghị bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi cần:
- Bản chính văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản;
- Bản chính danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 tải về quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 43/2018/NĐ-CP (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại;
- Bản sao ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất (trong trường hợp bán tài sản gắn với đất, mặt nước);
- Bảng sao hồ sơ có liên quan khác (nếu có).
Sau khi bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thì cơ quan quản lý cần thực hiện kế toán giảm tài sản trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 5 Điều 23 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục bán tài sản kết cấu hạ tầng như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
5. Trình tự, thủ tục bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 hồ sơ đề nghị bán tài sản quy định tại khoản 4 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định bán tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản chưa phù hợp; gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này xem xét, quyết định hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản chưa phù hợp;
c) Quyết định bán tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản bán; danh mục tài sản được bán (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán); phương thức bán tài sản; quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản; trách nhiệm, thời hạn tổ chức thực hiện;
d) Căn cứ quyết định bán tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm và tổ chức thực hiện bán tài sản theo quy định;
đ) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản, người mua tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho cơ quan được giao quản lý tài sản. Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản.
Trường hợp quá thời hạn quy định tại điểm này mà người mua tài sản chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số tiền mua tài sản theo hợp đồng đã ký kết, thì người mua tài sản phải nộp khoản tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trong trường hợp này, cơ quan được giao quản lý tài sản có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng mua bán tài sản và chứng từ về việc nộp tiền của người mua tài sản gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời hạn nộp tiền cụ thể và quy định việc nộp tiền chậm nộp phải được ghi rõ tại Quy chế bán đấu giá, Hợp đồng mua bán tài sản.
e) Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc giao tài sản cho người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán;
g) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc bán đấu giá tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc bán đấu giá tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?