Có thể bố trí bơm bù áp và bơm nước chữa cháy động cơ điện chung một thiết bị điều khiển hay không?
Máy bơm bù áp phòng thiết bị phòng cháy chữa cháy là gì?
Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy định nghĩa về máy bơm bù áp như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1. Trạm bơm nước chữa cháy: Là tổ hợp thiết bị gồm máy bơm nước chữa cháy, bơm bù áp và phụ kiện được đấu nối thành một hệ thống để cung cấp nước chữa cháy cho các hệ thống chữa cháy. Phạm vi của trạm bơm nước chữa cháy được tính từ ống hút đến van chặn kết nối với đường ống chính của hệ thống chữa cháy.
1.4.2. Máy bơm nước chữa cháy: Là một bộ thiết bị lắp ráp bao gồm một bơm nước chữa cháy, động cơ truyền động, tủ điều khiển và các phụ kiện. Máy bơm nước chữa cháy gồm máy bơm chính, máy bơm dự phòng và máy bơm bù áp.
1.4.3. Bơm bù áp: Là bơm được thiết kế để duy trì áp lực trên hệ thống chữa cháy giữa các giới hạn định sẵn khi hệ thống không lưu thông nước.
1.4.4. Bơm nước chữa cháy: Là bơm cung cấp áp lực và lưu lượng nước dùng để chữa cháy
1.4.5. Bơm tua bin trục đứng: Là bơm ly tâm trục đứng có một hoặc nhiều tầng cánh được lắp đồng trục với nhau và có đầu đẩy vuông góc với trục và đầu hút của bơm.
...
Theo quy chuẩn nêu trên thì máy bơm bù áp là thiết bị bơm được thiết kế để duy trì áp lực trên hệ thống chữa cháy giữa các giới hạn định sẵn khi hệ thống không lưu thông nước. Bơm bù áp thuộc tổ hợp thiết bị của trạm bơm nước chữa cháy.
Có thể bố trí bơm bù áp và bơm nước chữa cháy động cơ điện chung một thiết bị điều khiển hay không?
Theo tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy quy định về tủ điều khiển bơm nước chữa cháy như sau:
THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT TRẠM BƠM NƯỚC CHỮA CHÁY
...
2.5. Tủ điều khiển bơm nước chữa cháy
2.5.1. Quy định chung
2.5.1.1. Mỗi máy bơm phải được điều khiển và kiểm soát từ một tủ điều khiển riêng biệt có chức năng khởi động máy bơm tự động và bằng tay. Có thể bố trí chung thiết bị điều khiển bơm nước chữa cháy động cơ điện và bơm bù áp chung một tủ điều khiển, nhưng không được bố trí thiết bị điều khiển bơm nước chữa cháy chính và bơm nước chữa cháy dự phòng chung một tủ điều khiển. Khi bố trí chung thiết bị điều khiển của máy bơm nước chữa cháy động cơ điện và bơm bù áp trên một vỏ tủ điều khiển, các khởi động từ của máy bơm phải riêng biệt và được bố trí trên không gian tách biệt trong phạm vi của tủ.
2.5.1.2. Tài liệu hướng dẫn vận hành tủ điều khiển phải thể hiện được đầy đủ các nội dung thao tác tủ điều khiển và phải gắn trên tủ ở nơi dễ thấy.
2.5.1.3. Tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy phải đảm bảo sao cho có thể khởi động máy bơm từ khi ở trạng thái dừng đến mức đầy tải với thời gian không lớn hơn 30 giây từ khi nhận được tín hiệu khởi động máy bơm. Trên tủ điều khiển phải có cổng kết nối để hiển thị các tình trạng hoạt động và điều khiển máy bơm từ xa.
Như vậy, có thể bố trí chung thiết bị điều khiển bơm nước chữa cháy động cơ điện và bơm bù áp chung một tủ điều khiển để tiện trong việc sử dụng trong việc phòng cháy chữa cháy.
Có thể bố trí bơm bù áp và bơm nước chữa cháy động cơ điện chung một thiết bị điều khiển hay không? (Hình từ Internet)
Phải đảm bảo áp lực đầu đẩy của máy bơm bù áp như thế nào thì mới phù hợp với quy chuẩn?
Theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy quy định về bơm bù áp như sau:
THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT TRẠM BƠM NƯỚC CHỮA CHÁY
...
2.3. Bơm bù áp
2.3.1. Lưu lượng máy bơm bù áp
Lưu lượng của máy bơm bù áp được xác định theo tính toán, nhưng không nhỏ hơn 1% lưu lượng của máy bơm chữa cháy.
2.3.2. Áp lực đầu đẩy của máy bơm bù áp phải có khả năng duy trì áp lực thường trực trong hệ thống lớn hơn áp lực chữa cháy thiết kế từ 0,3 bar đến 0,8 bar.
2.3.3. Đầu đẩy của máy bơm phải được bố trí van một chiều.
2.3.4. Khi áp lực của máy bơm tại điểm lưu lượng bằng không cộng với áp lực lớn nhất tại cửa hút máy bơm lớn hơn áp lực làm việc của các thiết bị trên hệ thống, phải bố trí một van an toàn trên ống đẩy của máy bơm bù áp và phía trước van một chiều.
2.3.5. Không được sử dụng máy bơm nước chữa cháy chính hoặc máy bơm dự phòng để duy trì áp lực hệ thống.
2.3.6. Khi máy bơm nước chữa cháy khởi động tự động bằng tín hiệu của công tắc áp lực hay cảm biến áp lực, việc lắp đặt công tắc áp lực phải đảm bảo sao cho việc khởi động hay dừng của máy bơm bù áp và máy bơm nước chữa cháy được ổn định, chính xác.
...
Theo đó, áp lực đầu đẩy của máy bơm bù áp phải có khả năng duy trì áp lực thường trực trong hệ thống lớn hơn áp lực chữa cháy thiết kế từ 0,3 bar đến 0,8 bar.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?