Có thể cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự mà không cần sự đồng ý của đương sự hay không?
- Có thể cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự mà không cần sự đồng ý của đương sự hay không?
- Khi ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án dân sự thì Chấp hành viên cần gửi quyết định đến cơ quan nào?
- Khi cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án mà tài sản đó đang được người khác khai thác thì phải làm thế nào?
- Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án dân sự không hiệu quả thì có phải việc cưỡng chế sẽ chấm dứt?
Có thể cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự mà không cần sự đồng ý của đương sự hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 107 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy đinnh về trường hợp thực hiện cưỡng chế thi hành án như sau:
Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án
1. Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án;
b) Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
....
Theo quy định trên thì trường hợp tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án thì không cần sự đồng ý của đương sự.
Có thể cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự mà không cần sự đồng ý của đương sự hay không? (Hình từ Internet)
Khi ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án dân sự thì Chấp hành viên cần gửi quyết định đến cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 107 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về cơ quan nhận quyết định cưỡng chế khai thác tài sản của Chấp hành viên như sau:
Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án
...
2. Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản. Quyết định ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản.
Việc thực hiện giao dịch, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đang khai thác phải được sự đồng ý của Chấp hành viên.
Từ quy định trên thì khi ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản thì Chấp hành viên cần gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản khai thác.
Lưu ý: Trên quyết định cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải đảm bảo ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Khi cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án mà tài sản đó đang được người khác khai thác thì phải làm thế nào?
Căn cứ Điều 108 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự như sau:
Hình thức cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án
Tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế khai thác để thi hành án theo các hình thức sau đây:
1. Tài sản mà người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác hoặc cho người khác khai thác thì người đang khai thác được tiếp tục khai thác.
Trường hợp tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất mà chưa khai thác thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án ký hợp đồng khai thác tài sản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác tài sản.
2. Người khai thác tài sản quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp số tiền thu được từ việc khai thác tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, sau khi trừ các chi phí cần thiết.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu mà người phải thi hành án không ký hợp đồng khai thác với người khác thì Chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản đó để thi hành án.
Như vậy, khi cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án mà tài sản phải được khai thác đang được một người khác sử dụng thì Chấp hành viên phải cho người đó tiếp tục khai thác.
Người đang khai thác tài sản của người phải thi hành án dân sự phải nộp số tiền thu được từ việc khai thác tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, sau khi trừ các chi phí cần thiết.
Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án dân sự không hiệu quả thì có phải việc cưỡng chế sẽ chấm dứt?
Căn cứ Điều 109 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về trường hợp cưỡng chế khai thác tài sản không hiệu quả như sau:
Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản
1. Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án;
...
2. Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản chấm dứt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì Chấp hành viên tiếp tục kê biên và xử lý tài sản đó để thi hành án.
....
Nếu việc cưỡng chế khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án dân sự thì việc cưỡng chế khai thác sẽ chấm dứt. Trong trường hợp này, Chấp hành viên sẽ tiếp tục kê biên tài sản và xử lý tài sản đó để thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?