Có thể đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán tại cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
- Có thể đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán tại cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
- Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
- Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán bị trùng lặp thì hiệu lực đăng ký được xác định kể từ thời điểm nào?
Có thể đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán tại cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Có thể đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán tại cơ quan nào thì phải căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Cơ quan đăng ký, cơ quan cung cấp thông tin
…
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
5. Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung (sau đây gọi là động sản) và trường hợp khác quy định tại Điều 44 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 44 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản
1. Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật bao gồm:
...
d) Biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán chưa đăng ký tập trung; cổ tức, quyền tài sản phát sinh từ chứng khoán, trừ trường hợp cổ tức này hoặc quyền tài sản này là chứng khoán đã đăng ký tập trung;
...
Như vậy, trong trường hợp có nhu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán thì người đăng ký có thể đến cơ quan sau để thực hiện:
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với chứng khoán đã tập trung.
- Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp đối với chứng khoán chưa đăng ký tập trung.
Có thể đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán tại cơ quan nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm nào cần căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hiệu lực của đăng ký
1. Hiệu lực của đăng ký được xác định như sau:
a) Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; đối với tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đối với tàu bay là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; đối với tàu biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; đối với động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 44 Nghị định này là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
...
Dẫn chiếu đến quy định điểm đ khoản 1 Điều 44 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản
1. Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật bao gồm:
...
đ) Biện pháp bảo đảm bằng tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm, công trình tạm;
...
Như vậy, việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán chưa đăng ký tập trung bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán bị trùng lặp thì hiệu lực đăng ký được xác định kể từ thời điểm nào?
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán bị trùng lặp thì hiệu lực đăng ký được xác định kể từ thời điểm được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hiệu lực của đăng ký
...
3. Trường hợp đăng ký trùng lặp quy định tại Điều 49 Nghị định này thì hiệu lực của đăng ký được xác định theo việc đăng ký được thực hiện sớm nhất.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 49 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Xử lý đối với đăng ký trùng lặp
Trường hợp có đăng ký trùng lặp đối với cùng một bên bảo đảm, cùng một bên nhận bảo đảm, cùng một tài sản bảo đảm, cùng một biện pháp bảo đảm và cùng một nghĩa vụ được bảo đảm thì Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản chủ động hủy đăng ký hoặc hủy đăng ký theo đề nghị của người yêu cầu đăng ký đối với việc đăng ký hoặc các việc đăng ký trùng lặp với việc đăng ký được thực hiện sớm nhất. Trường hợp Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản chủ động hủy đăng ký trùng lặp thì ngay trong ngày thực hiện việc hủy phải thông báo bằng bản giấy hoặc bản điện tử về căn cứ và hậu quả của việc hủy đăng ký trùng lặp cho người yêu cầu đăng ký.
Như vậy, việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán bị trùng lặp thì hiệu lực của đăng ký được xác định theo việc đăng ký được thực hiện sớm nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?