Có thể đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe tô với báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện đã quá 12 tháng hay không?
- Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe tô tô cần những loại giấy nào?
- Có thể đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe ô tô với báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện đã quá 12 tháng hay không?
- Trình tự cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe tô được thực hiện ra sao?
Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe tô tô cần những loại giấy nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT thì hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện thuộc đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT; TẢI VỀ
(2) Bản thông tin về linh kiện có các thông số kỹ thuật của sản phẩm kèm theo ảnh chụp tổng thể sản phẩm;
(3) Bản sao báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại Việt Nam;
(4) Bản sao bản vẽ kỹ thuật kèm các thông số của sản phẩm; bản thuyết minh các ký hiệu, ký tự, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
(5) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp cấp chứng nhận chất lượng theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
*Tải Phụ lục IV tại đây: TẢI VỀ
Có thể đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe tô với báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện đã quá 12 tháng hay không? (Hình từ Internet)
Có thể đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe ô tô với báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện đã quá 12 tháng hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về thử nghiệm mẫu điển hình như sau:
Thử nghiệm mẫu điển hình
1. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu điển hình tới cơ sở thử nghiệm. Các hạng mục và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở thử nghiệm căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để hướng dẫn cơ sở sản xuất, nhập khẩu cung cấp các tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, thử nghiệm.
3. Cơ sở thử nghiệm tiến hành thử nghiệm mẫu điển hình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; lập báo cáo kết quả thử nghiệm. Báo cáo thử nghiệm có giá trị sử dụng trong 36 tháng kể từ ngày ký để đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm.
Theo quy định thì báo cáo thử nghiệm có giá trị sử dụng trong 36 tháng kể từ ngày ký cho nên nếu báo cáo thử nghiệm chưa quá thời hạn trên thì vẫn có thể dùng để đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe tô.
Trình tự cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe tô được thực hiện ra sao?
Theo Điều 9 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT thì trình tự cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện xe tô được thực hiện như sau:
(1) Cơ sở nhập khẩu linh kiện lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm (hồ sơ đăng ký chứng nhận) theo quy định, nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng thông tin điện tử hoặc qua hình thức khác đến Cơ quan QLCL;
(2) Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL trả lại hồ sơ trong ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trả lại hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với các hình thức nộp khác, hướng dẫn để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
(3) Cơ quan QLCL kiểm tra nội dung hồ sơ và kết quả đánh giá COP trong phạm vi 07 ngày làm việc.
Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì Cơ quan QLCL thông báo để doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo quy định, nếu chưa có kết quả đánh giá COP thì Cơ quan QLCL thông báo với doanh nghiệp về thời gian, địa điểm thực hiện đánh giá COP, thời điểm đánh giá COP tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo.
Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo, nếu doanh nghiệp không bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc khắc phục các nội dung chưa phù hợp trong kết quả đánh giá COP thì phải thực hiện đăng ký chứng nhận chất lượng lại từ đầu;
(4) Cơ quan QLCL cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu;
*Tải Phụ lục VIII tại đây: tải về
(5) Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?