Có thể dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc thông qua các hình thức nào theo quy định?
Có thể dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc thông qua các hình thức nào?
Theo khoản 6 Điều 6 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Nội dung và hình thức thi
...
6. Có 02 hình thức thi: Thi theo đội và thi cá nhân. Mỗi đội dự thi thực hiện đủ các phần thi bắt buộc và ít nhất 01 phần thi tự chọn do đơn vị dự thi đăng ký. Mỗi cá nhân dự thi thực hiện 01 phần thi bắt buộc và 01 phần thi tự chọn do đơn vị đăng ký.
7. Hướng dẫn về thời gian, hình thức thể hiện, yêu cầu cụ thể của từng nội dung đối với mỗi hình thức thi do Ban Tổ chức Hội thi quy định và thông báo tới các đội và giảng viên dự thi trước khi thi ít nhất 01 tháng; thời gian thể hiện nội dung thi tự chọn do đơn vị đề xuất không quá 10 phút.
Theo quy định nêu trên thì có thể dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc thông qua 02 hình thức thi:
- Thi theo đội;
Mỗi đội dự thi thực hiện đủ các phần thi bắt buộc và ít nhất 01 phần thi tự chọn do đơn vị dự thi đăng ký.
- Thi cá nhân;
Mỗi cá nhân dự thi thực hiện 01 phần thi bắt buộc và 01 phần thi tự chọn do đơn vị đăng ký.
Có thể dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Nội dung thi của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc bao gồm các vấn đề nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Nội dung và hình thức thi
1. Nội dung thi bao gồm các vấn đề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục:
a) Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục nghề nghiệp;
b) Quy định về: Chế độ làm việc đối với giảng viên; đạo đức nhà giáo; tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp giảng viên;
c) Quy chế sinh viên;
d) Hiểu biết chung về: Khung trình độ quốc gia, chuẩn chương trình đào tạo của nhóm ngành, đổi mới giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, giáo dục học đại học và tâm lý lứa tuổi sinh viên, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá hiện đại trong giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
...
Theo đó, nội dung thi của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc bao gồm các vấn đề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục:
- Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục nghề nghiệp;
- Quy định về: Chế độ làm việc đối với giảng viên; đạo đức nhà giáo; tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp giảng viên;
- Quy chế sinh viên;
- Hiểu biết chung về: Khung trình độ quốc gia, chuẩn chương trình đào tạo của nhóm ngành, đổi mới giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, giáo dục học đại học và tâm lý lứa tuổi sinh viên, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá hiện đại trong giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
Nội dung thi của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc đảm bảo các yêu cầu nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định yêu cầu đối với nội dung thi như sau:
- Phản ánh được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế, quy định của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá;
- Phản ánh được đặc trưng của nghề sư phạm; thể hiện được các kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm của nhà giáo trong việc xử lý các mối quan hệ: Với sinh viên, với đồng nghiệp; với cán bộ quản lý giáo dục; với cộng đồng (phụ huynh, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý nhân lực và chính quyền địa phương...);
- Phản ánh được các cuộc vận động và phong trào thi đua hiện đang triển khai của ngành giáo dục và đào tạo;
- Phản ánh được các vấn đề về giáo dục đại học mà xã hội đang quan tâm như: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hội nhập quốc tế, đào tạo nhân lực trình độ cao, khởi nghiệp, văn hóa học đường...;
- Giới thiệu được các công bố khoa học trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn, hoạt động cộng đồng, sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ (nếu có) góp phần đổi mới chất lượng giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?