Có thể dùng mẫu tin nhắn đòi nợ làm căn cứ để khởi kiện người vay nợ hay không? Tòa án có tiến hành hòa giải giữa người vay nợ và người cho vay?
Có thể dùng mẫu tin nhắn đòi nợ làm căn cứ để khởi kiện người vay nợ ra Tòa hay không?
Theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:
Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
Xác định chứng cứ
...
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
...
Theo đó, thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử là một loại chứng cứ.
Như vậy, mẫu tin nhắn đòi nợ có thể hiện xác nhận số nợ và cam kết thời gian trả của người vay nợ có thể được dùng làm chứng cứ để làm căn cứ khởi kiện.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện TẢI
Có thể dùng mẫu tin nhắn đòi nợ làm căn cứ để khởi kiện người vay nợ hay không? (Hình từ Internet)
Khi đã thụ lý vụ án, Tòa án có tiến hành hòa giải giữa người vay nợ và người cho vay không?
Theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự như sau:
Hòa giải trong tố tụng dân sự
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Đồng thời theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo đó, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
+ Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
+ Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Luật sư có được tham gia vào phiên hòa giải giữa giữa người vay nợ và người cho vay?
Theo khoản 1 Điều 209 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:
Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).
...
Đồng thời theo điểm a khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì luật sư tham gia tố tụng là được xem là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Như vậy, khi Tòa án tiến hành hòa giải thì luật sư có quyền tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?