Có thể giao quyết định trưng cầu giám định theo những phương thức nào? Việc giao quyết định trưng cầu giám định phải thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Quyết định trưng cầu giám định đối với trường hợp cần thiết phải đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về nôi dung của quyết định trưng cầu giám định trong trường hợp cần thiết như sau:
Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định; lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giám định để ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nội dung trưng cầu giám định chỉ nêu yêu cầu mang tính chuyên môn ở lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định, không nêu yêu cầu mang tính pháp lý.
...
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nôi dung của quyết định trưng cầu giám định như sau:
Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
...
Như vậy, quyết định trưng cầu giám định trong trường hợp cần thiết cần đảm bảo có đủ những nội dung như:
- Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
- Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
- Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
Có thể giao quyết định trưng cầu giám định theo những phương thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về việc giao nhận quyết định trưng cầu giám định như sau:
Giao, nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định
1. Việc giao, nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) được thực hiện theo cách thức sau đây:
a) Trực tiếp giao nhận tại trụ sở của tổ chức hoặc cá nhân được trưng cầu giám định;
b) Trực tiếp giao nhận tại trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp người giám định được trưng cầu thực hiện giám định tại cơ quan tiến hành tố tụng theo yêu cầu, nhiệm vụ đặc biệt;
c) Trực tiếp giao nhận tại hiện trường đối với đối tượng giám định không thể di dời được;
d) Gửi qua đường bưu chính.
...
Như vậy, quyết định trưng cầu giám định trong trường hợp cần thiết sẽ được giao trực tiếp tại:
- Trụ sở của tổ chức hoặc cá nhân được trưng cầu giám định;
- Trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp người giám định được trưng cầu thực hiện giám định tại cơ quan tiến hành tố tụng theo yêu cầu, nhiệm vụ đặc biệt;
- Giao trực tiếp tại hiện trường đối với đối tượng giám định không thể di dời được hoặc gửi qua đường bưu chính.
Có thể giao quyết định trưng cầu giám định theo những phương thức nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn giao quyết định trưng cầu giám định trong trường hợp cần thiết là bao lâu theo quy định của pháp luật hiện nay?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về thời hạn giao quyết định trưng cầu giám định như sau:
Giao, nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định
...
3. Thời hạn giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu liên quan cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Dẫn chiếu khoản 3 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy đinh về thời hạn giao quyết định trưng cầu giám định như sau:
Trưng cầu giám định
...
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Như vậy, quyết định trưng cầu giám định trong trường hợp cần thiết cần phải được giao trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?