Có thể hiểu thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là của Tòa án cấp trên trực tiếp không trong khi luật không quy định rõ?
Xét xử phúc thẩm trong vụ án hành chính là gì?
Căn cứ theo Điều 203 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về tính chất của xét xử phúc thẩm như sau:
"Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị."
Xét xử phúc thẩm (Hình từ Internet)
Có thể hiểu thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là của Tòa án cấp trên trực tiếp không trong khi luật không quy định rõ?
Về xét xử phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó tòa án cấp có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cự của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của toà sợ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng.
Theo đó việc xét xử phúc thẩm sẽ phải do Tòa án có thẩm quyền cao hơn xét xử mới có đủ khả năng xem xét lại bản án sơ thẩm mà tòa sở thẩm đã thực hiện.
Tuy nhiên, hiện không có một quy định trực tiếp rằng Tòa án cấp trên trực tiếp sẽ là Tòa án thực hiện việc xét xử đối với thủ tục phúc thẩm, mà sẽ hiểu gián tiếp thông qua tính chất của xét xử phúc thẩm tại Điều 203 Luật Tố tụng hành chính 2015 và các quy định sau:
Căn cứ theo Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm như sau:
"1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm."
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 29 và khoản 2 Điều 37 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
"Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao
1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng."
"Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật."
Từ quy định trên thì ta có thể hiểu rằng vụ án đã xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị, thì tòa án trên một cấp sẽ là tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thấm, ngoài trừ tòa án nhân dân tối cao vì tòa án nhân dân tối cao chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thụ lý vụ án hành chính để xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 217 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm như sau:
"1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa, phiên họp."
Như vậy thụ lý vụ án hành chính để xét xử phúc thẩm được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?