Có thể khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo các hình thức nào?
- Có thể khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo các hình thức nào?
- Việc gửi văn bản đề nghị được cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện thế nào?
- Người có yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bằng văn bản có trách nhiệm như thế nào?
Có thể khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo các hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 20/2016/NĐ-CP có nêu như sau:
Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Các hình thức khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Kết nối qua mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin điện tử do Bộ Tư pháp quy định;
c) Văn bản yêu cầu.
2. Đối tượng được khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khác có liên quan trực tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính;
c) Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính có quyền yêu cầu và được cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính được cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình khi có đơn đề nghị và phải trả phí theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó có 03 hình thức để khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
- Kết nối qua mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin điện tử do Bộ Tư pháp quy định;
- Văn bản yêu cầu.
Trường hợp là cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính muốn được cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình thì phải có văn bản yêu cầu cụ thể là có đơn đề nghị. Lưu ý việc đề nghị này sẽ có mất phí.
Có thể khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Việc gửi văn bản đề nghị được cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện thế nào?
Về việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bằng văn bản yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Thông tư 13/2016/TT-BTP như sau:
Bước 1: Gửi đơn đề nghị
Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính, tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính gửi văn bản đề nghị được cung cấp thông tin tới cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Trong văn bản phải nêu rõ lý do, phạm vi, mục đích, nội dung thông tin cần được cung cấp và hình thức cung cấp thông tin.
Bước 2: Thực hiện giải quyết đơn đề nghị
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải có văn bản cung cấp thông tin.
Trường hợp cần phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trong việc xác minh, bổ sung, cung cấp thông tin thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
Người có yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bằng văn bản có trách nhiệm như thế nào?
Khi cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình, thì sẽ có các trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 13/2016/TT-BTP, cụ thể là:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về việc khai thác và sử dụng thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Quản lý nội dung thông tin được cung cấp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Không được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp đã được thỏa thuận, cho phép bằng văn bản của cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính đúng mục đích. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng thông tin được cung cấp không đúng mục đích;
- Thông báo kịp thời cho cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, về những sai sót, nhầm lẫn về dữ liệu hoặc thiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính phải trả chi phí yêu cầu cung cấp thông tin của mình theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?