Có thể kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản không? Nếu được thì thời hạn kháng nghị là bao lâu?
- Có thể kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản không? Nếu được thì thời hạn kháng nghị là bao lâu?
- Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản gồm bao nhiêu Thẩm phán?
- Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản hoạt động theo nguyên tắc nào?
Có thể kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản không? Nếu được thì thời hạn kháng nghị là bao lâu?
Theo Điều 111 Luật Phá sản 2014 quy định về đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản như sau:
Đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Những người được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
2. Thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải gửi hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết.
Theo quy định trên, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản có quyền kháng nghị quyết định này.
Và thời hạn kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định tuyên bố doanh nghiệp.
Tuyên bố phá sản (Hình từ Internet)
Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản gồm bao nhiêu Thẩm phán?
Theo quy định tại Điều 112 Luật Phá sản 2014 về giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản như sau:
Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.
4. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp; trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân triệu tập người đề nghị, người khác có liên quan tham gia phiên họp để trình bày ý kiến.
5. Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Theo đó, Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản gồm 03 Thẩm phán.
Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán như sau:
Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán
1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán điều hành, phụ trách chung hoạt động của Tổ Thẩm phán. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán báo cáo Tổ thẩm phán và chịu trách nhiệm trước Tổ thẩm phán, trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thẩm phán Tổ trưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
5. Thành viên Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ thẩm phán. Thành viên Tổ thẩm phán báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổ Thẩm phán, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, thành viên Tổ Thẩm phán ký thay Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
6. Các thành viên Tổ Thẩm phán có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán theo quy định của pháp luật phá sản.
Như vậy, Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản hoạt động theo nguyên tắc xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?