Có thể khởi kiện vụ án hành chính quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện không?
Có thể khởi kiện vụ án hành chính quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện không?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 quy định như sau:
TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
...
2. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có phải là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện không?
Theo quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu thì: Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm: lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp...; lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam ...; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất; lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.
Theo quy định từ Điều 100 đến Điều 103 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26-6-2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương; Hội đồng quản trị, người đứng đầu doanh nghiệp; Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Căn cứ các quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc phạm vi quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu nên quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Từ quy định trên có thể kết luận, vì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án do luật định nên quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Có thể khởi kiện vụ án hành chính quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện không? (hình từ internet)
Người khởi kiện vụ án hành chính có những quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Điều 56 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện
Người khởi kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Theo đó, người khởi kiện vụ án hành chính có tất cả các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 55 Luật Tố tụng hành chính 2015 và được quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Đơn khởi kiện trong vụ án hành chính phải bao gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định như sau:
Đơn khởi kiện
1. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
d) Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
e) Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
2. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Chiếu theo quy định trên thì đơn khởi kiện trong vụ án hành chính phải bao gồm những nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
- Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
- Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
- Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?