Có thế ký hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP đối với người cao tuổi hay không? Có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi hay không?
Có thể ký hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP đối với người cao tuổi hay không?
Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP về bản chất cũng là một hợp đồng lao động nên sẽ áp dụng theo các quy định tương ứng tại Bộ luật Lao động năm 2019 để thuận tiện hơn.
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì không có quy định nào hạn chế việc ký hợp đồng với người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu cả. Như vậy có thể áp dụng quy định của Bộ luật lao động 2019 để tiến hành soạn hợp đồng lao động với người cao tuổi.
Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:
"Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
..."
Ký hợp đồng lao động
Khi thuê người lao động là người cao tuổi thì người sử dụng lao động cần lưu ý những gì?
Theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sử dụng người lao động là người cao tuổi như sau:
"Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc."
Như vậy ngoài những thỏa thuận hợp đồng và các thỏa thuận về tiền lương thì người sử dụng lao động cần chú ý phải phân công công việc phù hợp cho người cao tuổi. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi. Ngoài ra phải quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của người lao động cao tuổi.
Có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi hay không?
Về trường hợp người lao động là người cao tuổi thì cần phải làm rõ thông tin thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người này. Trường hợp người cao tuổi đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ thời gian thì không phải đóng nữa.
Tuy nhiên nếu người này chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì người này vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ vào Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội."
Theo đó, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sau khi bảo lưu, người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu của bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, anh vẫn phải có trách nhiệm về khoản bảo hiểm của người lao động cao tuổi nếu trường hợp người này vẫn chưa đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?