Có thể sao chụp tài liệu bí mật nhà nước bằng hình thức sao y bản chính hay không? Sổ quản lý sao chụp tài liệu bí mật nhà nước được sử dụng theo mẫu sổ nào?
Người có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật gồm những người nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về người có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
c) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Tổng Kiểm toán nhà nước;
e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
g) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
i) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
k) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
l) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các điểm a, b, c, h và i khoản này;
m) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực;
n) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản này, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
...
Như vậy, những người theo quy định pháp luật nêu trên có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật.
Có thể sao chụp tài liệu bí mật nhà nước bằng hình thức sao y bản chính hay không? (Hình từ Internet)
Có thể sao, chụp tài liệu bí mật nhà nước bằng hình thức sao y bản chính hay không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về hình thức sao chụp tài liệu bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
3. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
4. Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
5. Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.
Theo quy định thì sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
Như vậy, chỉ có thể sao y bản chính đối với hình thức sao tài liệu mà thôi, việc chụp tài liệu là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không thể sao y bản chính.
Khi thực hiện sao chụp tài liệu bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
Sổ quản lý sao chụp tài liệu bí mật nhà nước được sử dụng theo mẫu sổ nào?
Theo Mẫu số 12 Sổ quản lý sao, chụp tài liệu bí mật nhà nước ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA như sau:
1. Mẫu sổ
Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước được in sẵn, kích thước 210mm x 297mm.
a) Bìa và trang đầu
Bìa và trang đầu của sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước được trình bày theo hình minh họa dưới đây:
Ghi chú:
(1): Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2): Tên cơ quan, tổ chức.
(3): Năm mở sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.
(4): Ngày, tháng bắt đầu và kết thúc.
(5): Số thứ tự của quyển sổ.
b) Phần quản lý sao, chụp bí mật nhà nước
Phần quản lý sao, chụp bí mật nhà nước được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210mm x 297mm) bao gồm 09 cột theo mẫu sau:
2. Hướng dẫn quản lý
Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển sổ.
Cột 2: Ghi ngày, tháng, năm sao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.
Cột 3: Ghi tên loại và trích yếu nội dung tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được sao.
Cột 4: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được sao (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
Cột 5: Ghi rõ số lượng bản sao.
Cột 6: Ghi tên cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân nhận bản sao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Cột 7: Ghi tên, chức vụ của người có thẩm quyền cho phép sao.
Cột 8: Ghi rõ họ tên và chữ ký xác nhận của người thực hiện sao.
Cột 9: Ghi những nội dung cần thiết khác.
Theo đó, trong việc quản lý sao chụp tài liệu bí mật tại đơn vị cần sử dụng mẫu Sổ quản lý sao chụp bí mật nhà nước theo quy định nêu trên.
Phần quản lý sao, chụp bí mật nhà nước được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210mm x 297mm) bao gồm 09 cột, bào gồm:
Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển sổ.
Cột 2: Ghi ngày, tháng, năm sao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.
Cột 3: Ghi tên loại và trích yếu nội dung tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được sao.
Cột 4: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được sao (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
Cột 5: Ghi rõ số lượng bản sao.
Cột 6: Ghi tên cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân nhận bản sao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Cột 7: Ghi tên, chức vụ của người có thẩm quyền cho phép sao.
Cột 8: Ghi rõ họ tên và chữ ký xác nhận của người thực hiện sao.
Cột 9: Ghi những nội dung cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?