Có thể sử dụng công cụ nợ tương đương thay thế trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ hay không?
Công cụ nợ tương đương có thể thay thế là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 30/2019/TT-BTC định nghĩa về công cụ nợ tương đương có thể thay thế như sau:
Giải thích thuật ngữ
1. Công cụ nợ tương đương có thể thay thế là công cụ nợ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán và được sử dụng để thanh toán thay cho công cụ nợ gốc trong giao dịch công cụ nợ trong trường hợp không có đủ công cụ nợ gốc để thanh toán.
2. Giá thực hiện là giá tính trên một trái phiếu dùng để xác định số tiền phải thanh toán trong các giao dịch công cụ nợ.
3. Giá yết là giá công cụ nợ được các thành viên giao dịch yết trên hệ thống. Giá yết được hiểu là giá không gộp lãi danh nghĩa (nếu có).
4. Hệ thống giao dịch công cụ nợ (sau đây gọi tắt là hệ thống giao dịch) là hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Hệ thống giao dịch cho phép nhận, chuyển, sửa, ghi nhận, theo dõi, kết xuất dữ liệu phục vụ việc thực hiện giao dịch công cụ nợ.
5. Ngân hàng thanh toán giao dịch công cụ nợ là Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng thanh toán tiền cho các giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán
...
Theo quy đinh trên thì công cụ nợ tương đương có thể thay thế là công cụ nợ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán và được sử dụng để thanh toán thay cho công cụ nợ gốc trong giao dịch công cụ nợ trong trường hợp không có đủ công cụ nợ gốc để thanh toán.
Có thể sử dụng công cụ nợ tương đương có thể thay thế trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ hay không? (Hình từ Internet)
Có thể sử dụng công cụ nợ tương đương thay thế trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ hay không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định về việc sử dụng công cụ nợ tương đương có thể thay thế trong các giao dịch chứng khoán như sau:
Công cụ nợ tương đương có thể thay thế
1. Công cụ nợ tương đương có thể thay thế được sử dụng trong các giao dịch mua bán lại, giao dịch bán kết hợp mua lại, giao dịch vay và cho vay.
2. Công cụ nợ tương đương có thể thay thế được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch. Sở Giao dịch Chứng khoán quy định cụ thể về cơ chế sử dụng công cụ nợ tương đương có thể thay thế trong các giao dịch công cụ nợ.
Theo đó, có thể sử dụng công cụ nợ tương đương có thể thay thế trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
Công cụ nợ tương đương có thể thay thế được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch. Sở Giao dịch Chứng khoán quy định cụ thể về cơ chế sử dụng công cụ nợ tương đương có thể thay thế trong các giao dịch công cụ nợ.
Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ bằng công cụ nợ tương đương là như thế nào? Lãi suất giao dịch ra sao?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định về loại hình giao dịch như sau:
Loại hình giao dịch
1. Các loại hình giao dịch công cụ nợ bao gồm:
a) Giao dịch mua bán thông thường là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại công cụ nợ.
b) Giao dịch mua bán lại là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu công cụ nợ đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định. Giao dịch mua bán lại bao gồm giao dịch bán (Giao dịch lần 1) và giao dịch mua lại (Giao dịch lần 2). Trong giao dịch mua bán lại, bên bán được hiểu là bên bán trong Giao dịch lần 1, bên mua được hiểu là bên mua trong Giao dịch lần 1.
c) Giao dịch bán kết hợp mua lại là giao dịch trên hệ thống giao dịch kết hợp hai giao dịch mua bán thông thường tại cùng một thời điểm với cùng một đối tác giao dịch, bao gồm một giao dịch bán công cụ nợ (Giao dịch thông thường lần 1) kết hợp với một giao dịch mua lại cùng công cụ nợ đó (Giao dịch thông thường lần 2) tại một thời điểm xác định trong tương lai. Trong đó, bên bán trong giao dịch thông thường lần 1 là bên mua trong giao dịch thông thường lần 2; đồng thời giá, khối lượng, thời điểm thực hiện của giao dịch thông thường lần 2 phải được xác định trước tại thời điểm giao kết hai giao dịch.
...
Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ bằng công cụ nợ tương đương là việc giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ (công cụ nợ tương đương) cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu công cụ nợ đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.
Giao dịch mua bán lại bao gồm giao dịch bán (Giao dịch lần 1) và giao dịch mua lại (Giao dịch lần 2). Trong giao dịch mua bán lại, bên bán được hiểu là bên bán trong Giao dịch lần 1, bên mua được hiểu là bên mua trong Giao dịch lần 1.
Lãi suất khi thực hiện mua bán lại trái phiếu Chính phủ sẽ được được tính trên cơ sở ngày thực tế/ngày thực tế theo quy đinh tại Điều 19 Thông tư 30/2019/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?