Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
Sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 69/2024/NĐ-CP như sau:
Kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử
1. Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên Ứng dụng định danh quốc gia trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử. Sau 07 ngày, nếu tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt, chủ thể danh tính điện tử liên hệ với cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông qua tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử để thực hiện việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
2. Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện sử dụng tài khoản định danh điện tử phải được sự đồng ý, xác nhận của người đại diện, người giám hộ thông qua Ứng dụng định danh quốc gia. Người đại diện, người giám hộ sử dụng tài khoản định danh điện tử của người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện để thực hiện các giao dịch và các hoạt động khác phục vụ quyền và lợi ích của họ.
3. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể danh tính điện tử đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch.
4. Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thực hiện kết nối, chia sẻ, xác thực dữ liệu để chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử ở các quốc gia khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, khái niệm "Xác thực điện tử" và "Yếu tố xác thực" được hiểu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Xác thực điện tử là hoạt động xác thực, xác nhận, khẳng định, chứng nhận, cung cấp danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử hoặc thông tin khác thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử, nền tảng định danh và xác thực điện tử.
7. Yếu tố xác thực là phương tiện xác thực được sử dụng để xác nhận, khẳng định chính xác chủ thể danh tính điện tử trước khi truy cập, khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
...
Theo đó, có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài.
Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể danh tính điện tử đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch.
Tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở các quốc gia khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Lưu ý:
- Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên Ứng dụng định danh quốc gia trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử.
- Sau 07 ngày, nếu tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt, chủ thể danh tính điện tử liên hệ với cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông qua tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử để thực hiện việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào tài khoản định danh điện tử của công dân bị khóa?
Tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
1. Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam.
Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của công dân khi căn cước điện tử của công dân bị khóa, mở khóa hoặc thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hết thời hạn sử dụng.
...
Theo quy định trên, tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam bị khóa khi căn cước điện tử của công dân bị khóa, khóa thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hết thời hạn sử dụng.
Thẩm quyền mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với công dân thuộc về ai?
Thẩm quyền mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với công dân được quy định tại Điều 16 Nghị định 69/2024/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cấp, khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an có thẩm quyền cấp, khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức.
Theo đó, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an có thẩm quyền mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?