Có thể thẩm định khoản tài trợ vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thủ tục rút gọn đối với các khoản tài trợ nào?
- Có thể thẩm định khoản tài trợ vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy trình rút gọn đối với các khoản tài trợ nào?
- Hồ sơ thẩm định khoản tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng BKHĐT vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy trình rút gọn gồm những gì?
- Quy trình thẩm định khoản tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng BKHĐT vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy trình rút gọn được thực hiện theo các bước như thế nào?
- Văn bản phê duyệt khoản tài trợ vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bao gồm những nội dung gì?
Có thể thẩm định khoản tài trợ vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy trình rút gọn đối với các khoản tài trợ nào?
Theo Điều 9 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT thì có thể thẩm định khoản tài trợ vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy trình rút gọn đối với các khoản tài trợ sau:
(1) Khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giá trị không quá 10 tỷ đồng;
(2) Khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Quỹ có giá trị không quá 1 tỷ đồng.
Có thể thẩm định khoản tài trợ vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thủ tục rút gọn đối với các khoản tài trợ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thẩm định khoản tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng BKHĐT vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy trình rút gọn gồm những gì?
Cũng theo Điều 9 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT quy định về hồ sơ thẩm định khoản tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng BKHĐT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) như sau:
Thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác theo quy trình rút gọn
...
2. Hồ sơ thẩm định và quy trình thẩm định rút gọn đối với khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện như sau:
a) Hồ sơ thẩm định khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác bao gồm các văn bản, tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này;
Theo đó, hồ sơ đề nghị thẩm định khoản tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng BKHĐT vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT. Cụ thể hồ sơ đề nghị thẩm định sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
(1) Văn bản trình phê duyệt của Quỹ về văn kiện, hồ sơ tài trợ.
(2) Văn bản của nhà tài trợ đồng ý về nội dung khoản tài trợ.
(3) Dự thảo văn kiện ký kết các khoản tài trợ và dự thảo Thỏa thuận tài trợ cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện khoản tài trợ).
Trường hợp nhà tài trợ là tổ chức, cá nhân trong nước thì yêu cầu văn kiện bằng tiếng Việt. Trường hợp nhà tài trợ là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì văn kiện yêu cầu ít nhất bằng 2 thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
(4) Các văn bản ghi nhớ với nhà tài trợ.
(5) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động/đăng ký kinh doanh và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân đối với tổ chức là nhà tài trợ hoặc bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước đối với cá nhân là nhà tài trợ.
(6) Văn bản xác nhận giá trị của tài sản được tài trợ và chứng thư thẩm định giá đối với tài sản được tài trợ được cấp bởi tổ chức thẩm định giá hợp pháp và đủ năng lực được Việt Nam công nhận (nếu có).
Quy trình thẩm định khoản tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng BKHĐT vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy trình rút gọn được thực hiện theo các bước như thế nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT thì quy trình thẩm định khoản tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng BKHĐT vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đơn vị chủ trì thẩm định thực hiện đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định trên cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
Bước 2: Thẩm định:
Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, đơn vị chủ trì thẩm định yêu cầu Quỹ bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các bước như đã nêu trên.
Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, đơn vị chủ trì thẩm định tiến hành thẩm định và chuẩn bị Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thời hạn thẩm định đối với các khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác là không quá 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định việc lấy ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị có liên quan.
Văn bản phê duyệt khoản tài trợ vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT quy định về văn bản phê duyệt khoản tài trợ như sau:
Phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
1. Việc phê duyệt tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác sau thẩm định được thực hiện theo quy trình sau:
a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định phê duyệt khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác nước ngoài. Trường hợp khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác không đủ điều kiện tiếp nhận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho bên đóng góp, bên ủy thác về việc không tiếp nhận.
b) Chủ tịch HĐTV quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác trong nước. Trường hợp khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác không đủ điều kiện tiếp nhận, Quỹ thông báo cho nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác về việc không tiếp nhận.
2. Văn bản, quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác gồm những nội dung chính sau:
a) Tên khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác;
b) Bên tiếp nhận khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tên tổ chức, cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác;
c) Mục tiêu và kết quả chủ yếu của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác;
d) Thời gian và địa bàn thực hiện;
đ) Tổng giá trị và cơ cấu vốn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
...
Theo đó, văn bản phê duyệt khoản tài trợ vào Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gồm những nội dung sau:
(1) Tên khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác;
(2) Bên tiếp nhận khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tên tổ chức, cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác;
(3) Mục tiêu và kết quả chủ yếu của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác;
(4) Thời gian và địa bàn thực hiện;
(5) Tổng giá trị và cơ cấu vốn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?