Có thể thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hình thức trực tuyến hay không?
- Có thể thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hình thức trực tuyến hay không?
- Trình tự thực hiện cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương như thế nào?
- Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện gì?
Có thể thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hình thức trực tuyến hay không?
Theo tiết b tiểu mục 7 Mục II Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2600/QĐ-BCT năm 2020 như sau:
Cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương
...
b) Cách thức thực hiện:
Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).
...
Như vậy, có thể thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hình thức trực tuyến.
Trình tự thực hiện cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương như thế nào?
Theo tiết a tiểu mục 7 Mục II Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2600/QĐ-BCT năm 2020 định việc cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương như sau:
* Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền theo hình thức trực tuyến (nếu có) phù hợp với quy định tại Thông tư 21/2020/TT-BCT.
* Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ.
Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản.
Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện gì?
Tại tiết i tiểu mục 7 Mục II Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2600/QĐ-BCT năm 2020 như sau:
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động điện lực: Tổ chức hoạt động phân phối điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.
Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.
Theo đó, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động điện lực: Tổ chức hoạt động phân phối điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.
Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.
Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?