Có thể treo quốc kỳ trong ngày thường mà không phải là lễ, Tết hay không? Tiến hành tổ chức lễ hội thì có được treo quốc kỳ hay không?
Có thể treo quốc kỳ trong ngày thường mà không phải là lễ, Tết hay không?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Điều lệ 974/TTg về việc dùng quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành 1956 có quy định về thời gian treo quốc kỳ cụ thể như sau:
"II. KHI NÀO THÌ TREO QUỐC KỲ
A. Treo riêng quốc kỳ của ta:
1) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
2) Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
- Tết Nguyên đán dương lịch,
- Tết Nguyên đán âm lịch,
- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
- Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.
Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.
3) Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …
B. Treo quốc kỳ của ta với quốc kỳ các nước khác:
Quốc kỳ của ta cùng treo với quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau đây:
- Khi kỷ niệm Ngày Quốc Khánh một nước bạn hay một nước ngoài thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ,
- Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ một nước khác, thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước đó ở nơi đón (nhà ga, bến tàu…) và nơi Đoàn ở.
Đón các Đoàn thể nhân dân các nước bạn hoặc nước ngoài thì không treo quốc kỳ."
Đồng thời, khoản 2.2 Điều 2 Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL năm 2012 có hướng dẫn thêm về thời gian treo quốc kỳ như áu:
"2. Cách treo, thời gian treo Quốc kỳ và dùng Quốc kỳ về việc tang: Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn sử dụng Quốc kỳ; Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
[...]
2.2. Thời gian treo:
- “…Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng.
- Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương.
- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức míttinh, diễu hành, động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong trào cách mạng.
- Các cơ quan Nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vũ trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan, Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
- Trụ sở Phủ Chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Cột cờ Hà Nội, trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp (trừ Ủy ban nhân dân phường ở thành phố, thị xã), các cửa khẩu và cảng quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.
- Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị vũ trang, nhà trường treo Quốc kỳ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
- Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, đặc biệt là các cơ quan đối ngoại, khi có khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng trở lên đến thăm chính thức phải treo cờ quốc gia của khách cùng với Quốc kỳ…”
Từ những quy định trên, có thể thấy pháp luật hiện hành chỉ quy định về thời gian treo quốc kỳ trong những dịp cụ thể (lễ, Tết, sự kiện chính trị...), không cấm trường hợp người dân treo quốc kỳ quanh năm.
Có thể treo quốc kỳ trong ngày thường mà không phải là lễ, Tết hay không?
Quốc kỳ được treo theo cách thức cụ thể nào?
Cách treo quốc kỳ được quy định tại Mục III Điều lệ 974/TTg về việc dùng quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành 1956 như sau:
"III. CÁCH TREO QUỐC KỲ
1) Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,
2) Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.
3) Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.
4) Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
5) Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa."
Tiến hành tổ chức lễ hội thì có được treo quốc kỳ hay không?
Căn cứ quy định tại điểm b Điều 12 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL có quy định về tổ chức lễ hội như sau:
"Điều 12. Tổ chức lễ hội
1. Tổ chức, cá nhân, khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, phải thực hiện các quy định sau:
a) Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc;
b) Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội;
[...]"
Theo đó, tại Điều 7 Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL năm 2012 cũng có hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên:
"7. Treo Quốc kỳ trong khu vực lễ hội: Quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12, Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
“...Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội...”
Như vậy, khi tổ chức lễ hội, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tổ chức lễ hội được phép treo quốc kỳ, tuy nhiên quốc kỳ phải được treo ở nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?