Có thể ủy quyền cho người khác làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đang mang thai hay không?
Có thể ủy quyền cho người khác làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đang mang thai hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có nêu về việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp như sau:
“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.”
Theo quy định trên, nếu bạn đang trong thời gian thai sản có xác nhận của cơ sở y tế thì có thể ủy quyền cho chồng bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Hoặc có thể nộp hồ sơ theo đường bưu điện.
Có thể ủy quyền cho người khác làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đang mang thai hay không?
Người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 2 năm thì được hưởng bao nhiêu tháng trợ cấp?
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
"Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng."
Theo đó trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp được 2 năm (24 tháng) thì sẽ được hưởng tương đương với 03 tháng trợ cấp.
Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Về cách tính mức hưởng trợ cấp đươc hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
"Điều 8. Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
...
b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động."
Như vậy mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong những tháng được hưởng sẽ bằng 60% của mức bình quân 6 tháng liền kề trước khi chị nghỉ việc.
Trường hợp trong những tháng cuối chị có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm, thì 6 tháng tính bình quân sẽ tính những tháng có đóng bảo hiểm.
Ví dụ hướng dẫn cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau:
Từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014).
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?