Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc hay không?
Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc không?
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được quy định tại Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, theo đó:
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều 25 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 cũng có quy định về chứng chỉ hành nghề như sau:
Chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 của Luật này.
2. Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
3. Nội dung của chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn;
b) Hình thức hành nghề;
c) Phạm vi hoạt động chuyên môn.
...
Theo những quy định trên thì muốn hành nghề bác sỹ y học cổ truyền và phục hồi chức năng thì cần có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng.
Bên cạnh đó thì chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước, cho nên để hành nghề cả hai chuyên môn này thì bắt buộc trong chứng chỉ hành nghề phạm vi hoạt động chuyên môn phải bao gồm cả hai chuyên môn này.
Vì vậy, bạn muốn hành nghề bác sỹ về y học cổ truyền, phục hồi chức năng thì cần đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề cả hai chuyên môn này.
Bạn cần đảm bảo về văn bằng chuyên môn, quá trình thực hành chuyên môn, đủ sức khỏe để hành nghề cũng như không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 18 nêu trên.
Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc hay không? (Hình từ Internet)
Bác sỹ y học cổ truyền, phục hồi chức năng thì cần quá trình thực hành tại bệnh viện là bao lâu?
Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định về việc xác nhận quá trình thực hành như sau:
Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ;
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên;
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
Theo quy định này thì bác sỹ nói chung sẽ cần trải qua 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, tương tự như bác sỹ y học cổ truyền, phục hồi chức năng.
Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho người Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?
Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định về hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, trong đó khoản 1 quy định về sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
+ Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
+ Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?