Có thể xuất xăng dầu dự trữ quốc gia trong những trường hợp nào? Ai có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xuất xăng dầu dự trữ quốc gia?
Ai có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xuất xăng dầu dự trữ quốc gia?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 16/2020/QĐ-TTg quy định về nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng xăng dầu dự trữ quốc gia như sau:
Nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng xăng dầu dự trữ quốc gia
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng xăng dầu dự trữ quốc gia; chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, ngân sách nhà nước không cấp bù chi phí phát sinh trong quá trình luân phiên đổi hàng xăng dầu dự trữ quốc gia; trường hợp chưa thực hiện xong trong năm kế hoạch, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo đó, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện xuất xăng dầu dự trữ quốc gia.
Đồng thời, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, ngân sách nhà nước không cấp bù chi phí phát sinh trong quá trình luân phiên đổi hàng xăng dầu dự trữ quốc gia. Trường hợp chưa thực hiện xong trong năm kế hoạch, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Kế hoạch xuất xăng dầu dự trữ quốc gia (Hình từ Internet)
Khi xuất xăng dầu dự trữ quốc gia cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 16/2020/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia như sau:
Nguyên tắc nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia
1. Đúng kế hoạch được giao, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền; đúng thủ tục nhập xuất theo quy định của pháp luật.
2. Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá, đối tượng, địa điểm quy định.
3. Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo chế độ quản lý tài chính và quy định bảo quản hiện hành
Theo đó, khi xuất xăng dầu dự trữ quốc gia cần đúng kế hoạch được giao, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền và đúng thủ tục xuất theo quy định của pháp luật.
Xuất xăng dầu dự trữ quốc gia phải đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá, đối tượng, địa điểm quy định.
Đồng thời, khi xuất xăng dầu dự trữ quốc gia cần có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo chế độ quản lý tài chính và quy định bảo quản hiện hành.
Có thể xuất xăng dầu dự trữ quốc gia trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như sau:
Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác quy định tại Điều 39 của Luật này.
Theo Điều 11 Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 16/2020/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
1. Nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn; đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.
2. Nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác: Thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Dự trữ quốc gia.
Tại khoản 1 Điều 39 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định như sau:
Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
1. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác, bao gồm:
a) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy;
b) Nhập hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo các quy định trên, các trường hợp xuất xăng dầu dự trữ quốc gia gồm:
- Xuất xăng dầu dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn; đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh;
- Xuất xăng dầu dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách;
- Xuất xăng dầu dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao;
- Xuất xăng dầu dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác là xuất xăng dầu dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?