Có thủ tục hành chính nào thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
- Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia là gì?
- Thủ tục hành chính nào thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm thế nào trong việc áp dụng cơ chế một cửa quốc gia cho các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế?
Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 85/2019/NĐ-CP có giải thích như sau:
Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia là việc người khai gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; cơ quan hải quan quyết định thông quan và trả kết quả xử lý đến Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Có thủ tục hành chính nào thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia? (Hình từ Internet)
Thủ tục hành chính nào thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 4218/QĐ-BYT năm 2021 có quy định:
Áp dụng cơ chế một cửa quốc gia đối với 05 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế
1. Tên thủ tục hành chính:
- Cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.
- Cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
- Cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
- Cấp giấy phép xuất khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất.
- Cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
2. Kết quả thủ tục hành chính: Kết quả của các thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 điều này là các bản giấy phép/giấy chứng nhận điện tử có chữ ký số hợp pháp của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định hiện hành.
Và theo Điều 3 Quyết định 4218/QĐ-BYT năm 2021 có quy định thêm:
Lộ trình thực hiện cơ chế một cửa quốc gia
1. Thời gian thực hiện thí điểm cơ chế một cửa quốc gia: Từ ngày 01/09/2021 đến hết ngày 30/9/2021 đối với tất cả các doanh nghiệp, đơn vị có đủ điều kiện và có nhu cầu thực hiện.
2. Từ ngày 01/10/2021, áp dụng chính thức cơ chế một cửa quốc gia các thủ tục hành chính quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này đối với tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Theo đó từ ngày 01/10/2021 áp dụng chính thức cơ chế một cửa quốc gia cho 05 thủ tục hành chính đối với tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trang thiết bị y tế, cụ thể là:
- Cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.
- Cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
- Cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
- Cấp giấy phép xuất khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất.
- Cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm thế nào trong việc áp dụng cơ chế một cửa quốc gia cho các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế?
Về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế được quy định tại Điều 4 Quyết định 4218/QĐ-BYT năm 2021 như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế
1. Trách nhiệm của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế:
a) Công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Cổng dịch vụ công Bộ Y tế.
b) Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định này.
c) Phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin trong việc sửa chữa, bảo hành, bảo trì, nâng cấp và phát triển hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định này.
d) Thông báo sự cố, lỗi (nếu có) cho Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế hoặc Tổng cục Hải quan biết để khắc phục.
2. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin:
a) Thông báo tới các cơ quan, đơn vị liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố / lỗi hệ thống để chuyển việc xử lý hồ sơ từ phương thức điện tử sang phương thức thông thường, không làm chậm trễ thời gian xử lý hồ sơ.
b) Thông báo bằng văn bản và đăng thông tin lên Cổng thông tin một cửa quốc gia về thời gian bảo trì, nâng cấp, sao lưu dữ liệu hệ thống, hệ thống gặp sự cố (nếu có) để các tổ chức, cá nhân được biết.
c) Tham gia vận hành hệ thống máy chủ, đường truyền Internet, an toàn, an ninh mạng; lưu trữ dữ liệu; bảo mật thông tin, dữ liệu; phối hợp với Vụ T rang thiết bị và Công trình y tế, Tổng cục Hải quan và các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin đảm bảo kết nối thông suốt các phần mềm dịch vụ công trực tuyến quy định tại khoản 1 Điều 1 của Quyết định này với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ
a) Đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng, máy tính nội bộ phục vụ lãnh đạo và chuyên viên của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế sử dụng phần mềm thực hiện xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu, an ninh mạng.
b) Thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả dịch vụ công trực tuyến bằng phương thức điện tử có chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu chính phủ cấp cho Bộ Y tế.
c) Thu phí và xác nhận các khoản phí (nếu có) đối với thủ tục hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này.
4. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch - Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hằng năm, đề xuất, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Y tế cân đối nguồn vốn phù hợp để xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và thực hiện cơ chế một cửa quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?