Có tính thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu chứa trong tàu nhập khẩu khi về đến Việt Nam hay không?
Có tính thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu chứa trong tàu nhập khẩu khi về đến Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bên cạnh đó tại Điều 1 Công văn 13869/BTC-TCHQ năm 2017 quy định về việc tính thuế, thu thuế khâu nhập khẩu tàu và dầu chứa trong tàu như sau:
Về việc tính thuế, thu thuế khâu nhập khẩu tàu và dầu chứa trong tàu.
Trường hợp của Công ty TNHH Tân Bình mua của đối tác nước ngoài 07 tàu biển vận tải quốc tế mang quốc tịch Việt Nam theo điều kiện giao hàng tại cảng nước ngoài. Công ty đã mua một lượng nhiên liệu dầu DO, FO chứa trong tàu.
Một phần nhiên liệu chứa trong tàu đã trực tiếp chuyển hóa thành năng lượng vận hành tàu về đến Việt Nam, không phải là hàng hóa nhập khẩu độc lập, hữu hình hiện diện tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam vì đã tiêu hao thuộc loại chi phí vận chuyển tàu về Việt Nam.
Khi tàu nhập khẩu vào Việt Nam, phần nhiên liệu còn lại chứa trong tàu là hàng hóa nhập khẩu độc lập, hữu hình. Như vậy, tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam tồn tại 02 mặt hàng nhập khẩu: (i) Tàu; (ii) Dầu DO, FO còn lại trong tàu.
Do đó, ngoài việc doanh nghiệp kê khai nộp thuế đối với tàu nhập khẩu vào Việt Nam, doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế đối với lượng dầu còn lại trong tàu nhập khẩu. Vì lượng dầu này thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Điều 2), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 2, Điều 3), Luật thuế bảo vệ môi trường (Điều 3, Điều 4), Luật thuế giá trị gia tăng (Điều 3, Điều 5), Luật Biên giới quốc gia (Điều 1). Nếu sau đó lượng dầu này không sử dụng tại Việt Nam mà được tái xuất ra nước ngoài theo tàu xuất cảnh thì sẽ được hoàn lại tiền thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã nộp theo quy định của pháp luật về thuế.
...
Theo đó, nhiên liệu chứa trong tàu nhập khẩu khi về đến Việt Nam được xem là hàng hóa nhập khẩu độc lập, hữu hình nên nó vẫn là đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Do đó, trong trường hợp công ty bạn vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển mà vẫn còn nhiên liệu chứa trong tàu khi về đến Việt Nam thì công ty bạn vẫn phải đóng thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu này.
Thuế nhập khẩu (Hình từ Internet)
Số tiền thuế nhập khẩu được xác định thế nào?
Theo Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về căn cứ tính cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm như sau:
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Theo quy định trên, số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Thời hạn nộp thuế đối với nhiên liệu chứa trong tàu nhập khẩu khi về đến Việt Nam là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 về thời hạn nộp thuế như sau:
Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Như vậy, nhiên liệu chứa trong tàu nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan về đến Việt Nam.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan đến ngày nộp thuế.
Nếu người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?