Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không?

Tôi đang làm việc tại một công ty nhiệt điện, hiện tại tập thể người lao động chúng tôi có một số tranh chấp lao động về quyền thì không biết trong trường hợp tiến hành hòa giải không thành thì chúng tôi có thể thực hiện đình công không? Câu hỏi của anh Việt từ Thanh Hóa.

Người lao động có thể đình công nếu việc hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền không thành hay không?

Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người lao động tiến hành đình công như sau:

Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Như vậy, trong trường hợp hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền không thành thì người lao động có thể tiến hành đình công.

Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không?

Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không? (Hình từ Internet)

Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không?

Căn cứ Điều 105 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về những nơi sử dụng lao động mà người lao động không được đình công như sau:

Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công
Ban hành Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công gồm những doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
...

Theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP , nếu người lao động làm việc tại các công ty nhiệt điện sau đây thì không được phép đình công khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể quyền:

- 03 đơn vị thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gồm: Công ty Thủy điện Hòa Bình; Công ty Thủy điện Sơn La; Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.

- Công ty Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Phát điện 1.

- Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ thuộc Tổng Công ty Phát điện 3.

- Các Công ty truyền tải điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.

Trường hợp không thuộc các công ty nhiệt điện trên thì người lao động được phép thực hiện đình công khi hòa giải tranh cấp loa động tập thể về quyền không thành.

Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công: tải về

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi không được phép đình công thông qua thủ tục hòa giải như thế nào?

Căn cứ Điều 106 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi không được phép đình công thông qua thủ tục hòa giải như sau:

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi sử dụng lao động không được đình công
1. Tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết theo quy định tại các Điều 187, 188, 189 và 190 của Bộ luật Lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền được giải quyết theo quy định tại các Điều 191, 192, 193 và 194 của Bộ luật Lao động.

Dẫn chiếu Điều 192 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật này.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, các bước hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo các bước tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan có thẩm quyền, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Bước 2: Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

Bước 3: Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Bước 4: Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Lưu ý: Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Tranh chấp lao động tập thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động mà Công đoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án là gì ?
Pháp luật
Xây dựng chính sách pháp luật giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861 như thế nào?
Pháp luật
Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể có được xem là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Pháp luật
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
Pháp luật
Trường hợp nào được xem là tranh chấp lao động tập thể về quyền? Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không?
Pháp luật
Tranh chấp lao động tập thể về quyền có thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng trọng tài lao động không?
Pháp luật
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân? Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý thế nào?
Pháp luật
Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải trước khi đình công hay không?
Pháp luật
Tranh chấp nào xem là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích? Ai có quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Pháp luật
Có thể giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại nơi người lao động không được đình công thông qua Hội đồng trọng tài lao động hay không?
Pháp luật
Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp lao động tập thể
1,409 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tranh chấp lao động tập thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tranh chấp lao động tập thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào