Có trường hợp nào chạy xe lạng lách đánh võng mà không bị phạt tiền theo quy định mới nhất hiện nay không?
Mức phạt đối với hành vi chạy xe lạng lách đánh võng hiện nay là bao nhiêu?
- Đối với xe ô tô:
Căn cứ điểm b khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng."
Theo đó, đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi lạng lách đánh võng bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):
Căn cứ điểm b khoản 8, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện."
Theo quy định nêu trên, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi lạng lách đánh võng thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
- Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện):
Căn cứ điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
...
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện."
Theo đó, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) có hành vi lạng lách đánh võng thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Như vậy, đối với từng loại xe sẽ có mức phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung tương ứng.
Có trường hợp nào chạy xe lạng lách đánh võng mà không bị phạt tiền theo quy định mới nhất hiện nay không?
Tái phạm, vi phạm hành chính nhiều lần được hiểu như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
"5. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó."
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
"6. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý."
Có trường hợp nào chạy xe lạng lách đánh võng mà không bị phạt tiền theo quy định?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
"3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”
Theo đó, việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm. Trong trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không áp dụng hình thức phạt tiền. Như vậy, trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chạy xe có hành vi lạng lách đánh võng mà bị Cảnh sát giao thông xử phạt thì sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?