Có trường hợp nào được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau khi hợp đồng hết hạn theo Luật Thương mại không?
- Bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào theo Luật Thương mại Việt Nam?
- Có trường hợp nào được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau khi hợp đồng hết hạn không?
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi nào?
- Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng sau khi hợp đồng hết hạn không?
Bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào theo Luật Thương mại Việt Nam?
Theo Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
"1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm."
Theo đó, bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Bồi thường thiệt hại
Có trường hợp nào được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau khi hợp đồng hết hạn không?
Căn cứ theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định:
"Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm."
Như vậy, không có trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau khi hợp đồng hết hạn. Pháp luật không quy định thời hạn bao lâu từ khi hợp đồng chấm dứt thì các bên có quyền từ chối bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi nào?
Tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau:
"Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại."
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chấm dứt hợp đồng:
"Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định."
Theo đó, hợp đồng chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng sau khi hợp đồng hết hạn không?
Theo Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định buộc thực hiện đúng hợp đồng:
"1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này."
Theo đó, buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Pháp luật cũng không quy định sau khi hợp đồng hết hạn thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?