Có văn bản nào quy định công chức, chức danh nào phụ trách tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị không? Khi công dân đến trụ sở tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị thì cần làm gì?
- Có văn bản nào quy định Công chức, chức danh nào phụ trách tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị không?
- Khi công dân đến trụ sở tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị thì cần làm gì?
- Trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định như thế nào?
Có văn bản nào quy định Công chức, chức danh nào phụ trách tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị không?
Theo Điều 62 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
"Điều 62. Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân, người phụ trách trụ sở, địa điểm tiếp công dân
1. Tiếp nhận khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; phân loại và chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
[...]"
Bên cạnh đó, tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
"Điều 23. Tiếp nhận tố cáo
[...]
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố."
Theo đó hiện không có chức danh công chức hoặc vị trí việc làm của viên chức về tiếp nhận khiếu nại, tố cáo. Mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ phân công trách nhiệm tiếp công dân hoặc phụ trách trụ sở; người được phân công tiếp công dân hoặc phụ trách trụ sở sẽ tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của công dân.
Bộ phận phụ trách tiếp nhận đơn, thư khiếu nại
Khi công dân đến trụ sở tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị thì cần làm gì?
Căn cứ Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Theo đó, khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 có quy định:
Trách nhiệm tiếp công dân
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:
a) Chính phủ;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
c) Ủy ban nhân dân các cấp;
d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
đ) Các cơ quan của Quốc hội;
e) Hội đồng nhân dân các cấp;
g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?