Cố ý công khai tên và hình ảnh người nhiễm HIV bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Có phải xin lỗi công khai người đó hay không?
Người nhiễm HIV có quyền giữ bí mật về tình trạng bệnh của mình trong mọi trường hợp đúng không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, người nhiễm HIV có quyền giữ bí mật về tình trạng bệnh của mình.
Tuy nhiên theo điểm b khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020) quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
...
2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
b) Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
c) Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình được biết.
Ngoài ra, theo Điều 30 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, người nhiễm HIV phải có trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế.
Đồng thời, những người này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính của người bệnh.
Như vậy, người nhiễm HIV có quyền được giữ bí mật về tình trạng bệnh của mình tuy nhiên vẫn có nghĩa vụ thông báo tình trạng nhiễm HIV của mình trong các trường hợp nêu trên.
Cố ý công khai tên và hình ảnh người nhiễm HIV bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cố ý công khai tên và hình ảnh người nhiễm HIV bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS như sau:
Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS
...
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hành vi cố ý công khai tên và hình ảnh người nhiễm HIV (trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự cá nhân thì bị phạt gấp đôi, tức là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Có phải xin lỗi công khai người nhiễm HIV khi cố ý công khai tên và hình ảnh của họ hay không?
Theo điểm c khoản 5 Điều 19 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS như sau:
Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai.
Theo đó, buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV khi có hành vi cố ý công khai tên và hình ảnh của họ, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?