Cố ý vượt qua cảnh báo xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác để làm giả dữ liệu thì có bị ở tù không?
- Cố ý vượt qua cảnh báo xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác để làm giả dữ liệu thì có bị ở tù không?
- Cố ý vượt qua cảnh báo xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác một cách có tổ chức để làm giả dữ liệu thì có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
- Phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác có được hưởng án treo không?
Cố ý vượt qua cảnh báo xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác để làm giả dữ liệu thì có bị ở tù không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
e) Tái phạm nguy hiểm.
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy thì người nào cố ý vượt qua cảnh báo xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác để làm giả dữ liệu thì có thể bị tù từ 01 năm đến 05 năm.
Cố ý vượt qua cảnh báo xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác một cách có tổ chức để làm giả dữ liệu thì có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 289 Bộ luật này có quy định:
Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
...
Theo đó việc phạm tội có tổ chức là dấu hiệu định khung của tội này, cho nên trường hợp cố ý vượt qua cảnh báo xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác một cách có tổ chức để làm giả dữ liệu thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính
Phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác có được hưởng án treo không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
...
Có thể thấy rằng phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác như đã trình bày ở trên có thể bị phạt tù từ 01 năm trở lên. Trường hợp phạm tội này mà mức phạt tù từ 3 năm trở xuống thì có thể được xem xét cho hưởng án treo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?