Có yêu cầu trình độ ngôn ngữ đối với giáo viên cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không? Quyền hạn của giáo viên cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không?
Giáo viên của cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 26 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Giáo viên của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
Tiêu chuẩn giáo viên chuyên ngành hàng không phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
1. Có chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến môn giảng dạy.
2. Có nghiệp vụ sư phạm theo pháp luật về giáo dục hoặc giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, giáo viên của cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đáp ứng một trong 02 tiêu chuẩn sau đây:
+ Có chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến môn giảng dạy.
+ Có nghiệp vụ sư phạm theo pháp luật về giáo dục hoặc giáo dục nghề nghiệp.
Có yêu cầu trình độ ngôn ngữ đối với giáo viên cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không?
Có yêu cầu trình độ ngôn ngữ đối với giáo viên cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 9.135 Phần 9 Chương G Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ GIÁO VIÊN KIỂM TRA
(a) Người được tổ chức huấn luyện hàng không sử dụng làm giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra phải:
(1) Từ 18 tuổi trở lên;
(2) Có khả năng thông thạo ngôn ngữ tương đương mức 4 để hướng dẫn.
(b) Đối với mỗi giáo trình đề nghị phê chuẩn, người có Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không phải có đầy đủ đội ngũ giáo viên hướng dẫn có năng lực theo qui định để thực hiện các nhiệm vụ mà họ được ủy quyền.
(c) Mỗi tổ chức tổ chức huấn luyện hàng không phải có đầy đủ đội ngũ giáo viên kiểm tra để thực hiện kiểm tra theo qui định và kiểm tra tốt nghiệp trong vòng 7 ngày sau khi hoàn thành huấn luyện cấp giấy phép hoặc năng định; hoặc cả hai loại.
(d) Những người nói trên có thể đảm đương ở cả 2 vị trí tại tổ chức huấn luyện hàng không miễn là họ có đủ khả năng cho mỗi vị trí theo qui định.
(e) Trừ trường hợp ATO là bộ phận của người có AOC và thực hiện huấn luyện nội bộ, ATO không sử dụng giáo viên kiêm nhiệm với tỷ lệ quá 50%.
(f) Giáo viên do các ATO sử dụng cho mục đích huấn luyện phải có hồ sơ đầy đủ nêu trong Tài liệu hoạt động và tài liệu huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn.
Theo đó, theo quy định nêu trên đối với yêu cầu trình độ ngôn ngữ đối với giáo viên cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không là có khả năng thông thạo ngôn ngữ tương đương mức 4 để hướng dẫn.
Ngoài ra, giáo viên cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cần đáp ứng thêm yêu cầu độ tuổi là từ đủ 18 tuổi.
Quyền hạn của giáo viên cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không?
Theo Điều 9.140 Phần 9 Chương G Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
PHẠM VI VÀ QUYỀN HẠN CỦA GIÁO VIÊN
(a) Người có Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không có thể cho phép giáo viên hướng dẫn thực hiện:
(1) Huấn luyện khóa học theo năng định;
(2) Kiểm tra đánh giá theo năng định;
(3) Huấn luyện, kiểm tra và đánh giá đáp ứng các qui định của Phần này.
(b) Tổ chức huấn luyện hàng không có giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra được bổ nhiệm phù hợp với các qui định về huấn luyện, kiểm tra hoặc đánh giá trên thiết bị huấn luyện bay có thể cho phép giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra xác nhận theo qui định của Phần 7, nếu giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra đó được Cục HKVN uỷ quyền hướng dẫn hoặc kiểm tra khóa huấn luyện cần phải xác nhận.
(c) Ngưòi có Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không không cho phép giáo viên hướng dẫn:
(1) Thực hiện giảng dạy quá 8 tiếng trong 24 giờ liên tục, hoặc quá 6 ngày hoặc 40 giờ trong vòng 7 ngày liên tục, không kể thời gian giới thiệu và tóm tắt nội dung đã thực hiện;
(2) Hướng dẫn bay bằng thiết bị trừ khi giáo viên hướng dẫn đo đáp ứng được các qui định; hoặc
(3) Hướng dẫn bay trên tàu bay trừ khi giáo viên hướng dẫn đó:
(i) Đáp ứng được các quy định;
(ii) Có năng định giáo viên hướng dẫn bay;
(iii) Có giấy phép lái máy bay và năng định đối với loại, hạng tàu bay dùng để hướng dẫn;
(iv) Nếu việc hướng dẫn và đánh giá trên tàu bay trong khi bay đã có thành viên tổ bay theo qui định thì giáo viên hướng dẫn phải có ít nhất là chứng nhận sức khỏe loại 2 còn hiệu lực; và
(v) Đáp ứng các quy định về kinh nghiệm hiện tại đối với người lái được quy định tại Phần 10.
Theo đó, trên đây quy định những quyền hạn mà giáo viên cơ sở huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không được người có Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không có thể cho phép và không cho phép giáo viên hướng dẫn thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?