Con 14 tuổi giết cha mẹ đẻ có bị phạt tù hay không? Giết cha mẹ đẻ có phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
Giết cha mẹ đẻ có phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay không?
Tội giết người với hành vi giết cha mẹ đẻ được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
...
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
...
Theo đó, hành vi giết cha mẹ đẻ có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Đối chiếu với quy định về phân loại tội phạm tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, tội giết người với hành vi cha mẹ đẻ được coi là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Con 14 tuổi giết cha mẹ đẻ có bị phạt tù hay không? Giết cha mẹ đẻ có phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? (Hình từ Internet)
Con 14 tuổi giết cha mẹ đẻ có bị phạt tù hay không?
Độ tuổi chịu trách nhiêm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Theo đó, người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khác) và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong đó có tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Như đã phân tích, tội giết người với hành vi cha mẹ đẻ được coi là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và khoản 2 Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau:
- Trường hợp quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình: cao nhất là 12 năm tù;
- Trường hợp quy định hình phạt tù có thời hạn: cao nhất là một nửa mức phạt mà điều luật quy định.
Như vậy, trường hợp con 14 tuổi phạm tội giết người với hành vi giết cha mẹ đẻ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất là 12 năm.
Trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, con 14 tuổi giết cha mẹ đẻ có được miễn trách nhiệm hình sự?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
...
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
...
Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả (nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015) thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương VIII Bộ luật Hình sự 2015 nhưng trừ người phạm tội giết người với hành vi giết cha mẹ đẻ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?