Con cái “từ mặt” cha mẹ có làm mất đi quyền thừa kế không? Có quyền từ chối chia tài sản thừa kế cho người đã 'từ mặt' bố mẹ không?
Con cái “Từ mặt” cha mẹ có làm mất đi quyền thừa kế không?
Con cái “từ mặt” có thể hiểu là việc con cái muốn chấm dứt quan hệ với bố mẹ của mình. Ngày nay, hành vi này đã diễn ra phổ biến hơn khi những đứa con nhận thấy rằng họ không phải nghe theo lời cha mẹ, không đồng thuận với bố mẹ trong nhiều vấn đề. “Từ mặt” chỉ là xung đột trong gia đình còn dưới góc độ pháp lý, hành vi này chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, dù có thông báo với họ hàng, làng xóm về việc đã từ bố mẹ thì cũng không thể chấm dứt mối quan hệ cha mẹ với con, cũng như không thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
Do đó, việc “từ mặt bố mẹ” không làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của người con đã từ mặt bố mẹ mình, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào di chúc của bố mẹ.
Nếu không có di chúc, lúc này di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Người con sẽ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
..."
Như vậy người con từ mặt bố mẹ trong trường hợp không có di chúc như ở trên vẫn được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật.
Con từ mặt bố mẹ
Theo quy định pháp luật thì tài sản được chia như thế nào?
Căn cứ theo Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phân chia tài sản theo pháp luật như sau:
"Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia."
Theo đó, việc phân chia tài sản thừa kế dựa trên việc thỏa thuận giữa những người thừa kế; những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thỏa thuận được phân chia hiện vật thế nào thì hiện vật được bán để chia.
Có quyền từ chối chia tài sản thừa kế cho người đã "từ mặt" bố mẹ không?
Như đã nói quy định hiện hành thì việc từ mặt bố mẹ không làm mất đi quyền thừa kế của một người; bạn sẽ không thể từ chối chia tài sản cho anh mình được. Nếu như anh bạn quay về và đòi phân chia tài sản mà bạn không chấp nhận thì anh bạn có thể khởi kiện bạn lên Toà án về giải quyết vụ việc dân sự về phân chia tài sản Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
"Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật"
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?