Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?

Con cháu ở xa không có điều kiện chăm sóc ông bà trực tiếp có thể ủy nhiệm chăm sóc cho viện dưỡng lão không? Hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi có được lập thành văn bản không? Thủ tục tiếp nhận người cao tuổi theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc được thực hiện như thế nào?

Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về các loại hình trợ giúp xã hội thì có thể hiểu viện dưỡng lão là một trong những cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Người cao tuổi 2009 về ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi như sau:

Uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi
1. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý.
Việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ.
2. Cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ với người uỷ nhiệm.
3. Người cao tuổi có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng thay đổi cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc mình.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên thì, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý.

Do đó, trong trường hợp con cháu ở xa không thể trực tiếp chăm sóc ông bà, họ có thể ủy nhiệm cho viện dưỡng lão chăm sóc, nhưng phải có sự đồng ý của ông bà.

Con cháu ở xa không có điều kiện chăm sóc ông bà trực tiếp có thể ủy nhiệm chăm sóc cho viện dưỡng lão không?

Con cháu ở xa không có điều kiện chăm sóc ông bà trực tiếp có thể ủy nhiệm chăm sóc cho viện dưỡng lão không? (Hình từ Internet)

Thủ tục tiếp nhận người cao tuổi theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
...
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
...

Theo đó, người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc có thể đến sống tại viện dưỡng lão nếu có nhu cầu.

Tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
...
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:
Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

Như vậy, thủ tục tục tiếp nhận người cao tuổi theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc được thực hiện như sau:

- Người cao tuổi tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội.

- Người cao tuổi nộp bản sao giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

Hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi có được lập thành văn bản không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 06/2011/NĐ-CP về hợp đồng chăm sóc người cao tuổi như sau:

Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
1. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải được lập thành văn bản.
2. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, phải có ý kiến đồng ý của người cao tuổi hoặc người giám hộ người cao tuổi.
3. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi;
b) Thời gian chăm sóc, địa điểm chăm sóc, phương thức thực hiện chăm sóc;
c) Chi phí dịch vụ, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc;
e) Các nội dung khác.
4. Việc ký kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi do các bên thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng chăm sóc người cao tuổi giữa con cháu với viện dưỡng lão phải được lập thành văn bản.

Theo đó, hợp đồng chăm sóc người cao tuổi bao gồm các nội dung sau đây:

- Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi;

- Thời gian chăm sóc, địa điểm chăm sóc, phương thức thực hiện chăm sóc;

- Chi phí dịch vụ, phương thức thanh toán;

- Quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;

- Quyền và nghĩa vụ của viện dưỡng lão;

- Các nội dung khác.

Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

77 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào