Con của sỹ quan quân đội đã trên 18 tuổi nhưng còn học phổ thông thì có được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế nữa không?
- Con của sỹ quan quân đội đã trên 18 tuổi nhưng còn học phổ thông thì có được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế nữa không?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm là thân nhân của sỹ quan quân đội là bao nhiêu?
- Những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nào sẽ được hỗ trợ chi phí vận khi cấp cứu?
Con của sỹ quan quân đội đã trên 18 tuổi nhưng còn học phổ thông thì có được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế nữa không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.
...”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp bạn là sỹ quan quân đội và con bạn đã đủ 18 tuổi nhưng hiện nay cháu vẫn đang học phổ thông thì vẫn thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Con của sỹ quan quân đội đã trên 18 tuổi nhưng còn học phổ thông thì có được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế nữa không?
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm là thân nhân của sỹ quan quân đội là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
...
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
...”
Từ quy định trên thì trường hợp con bạn đã đủ 18 tuổi mà vẫn tiếp tục đi học phổ thông thì con bạn sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế với mức hưởng là 80% chi phí khám chữa bệnh khi đi đúng tuyến.
Những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nào sẽ được hỗ trợ chi phí vận khi cấp cứu?
Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.”
Theo quy định vừa nêu trên thì những đối tượng được hỗ trợ chi trả phí vận chuyển khi cấp cứu bao gồm:
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND, học viên CAND, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ
Như vậy, không có quy định về đối tượng thân nhân của sỹ quan quân đội được hỗ trợ chi phí vận chuyện nên con bạn không thuộc đối tượng được hưởng chi phí vận chuyển của bảo hiểm y tế khi đi cấp cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?