Con hư thì cha mẹ đưa vào trường giáo dưỡng có được hay không? Trường giáo dưỡng có cần phải đầy đủ trang thiết bị hay chỉ như một nhà tù thông thường?

Con hư thì cha mẹ đưa vào trường giáo dưỡng có được hay không? Ban tư vấn cho hỏi nhà tôi có 2 đứa con mà một đứa rất hư hỏng vậy gia định tôi có thể đưa nó vào trường giáo dưỡng cho nó sợ hay không? Và đồng thời cho tôi hỏi là nếu vào trường giáo dưỡng như vậy có đảm bảo được đầy đủ cơ sở vật chất hay không hay chỉ như là một nhà tù thông thường? Tôi cảm ơn!

Con hư thì cha mẹ đưa vào trường giáo dưỡng có được hay không?

Theo khoản 1 Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

"Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
..."

Theo đó, các đối tượng tại quy định trên thì bắt buộc phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Có thể thấy, việc đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền mà cha mẹ không phải là người có thể đưa con vào trường giáo dưỡng.

Ngoài ra, chỉ khi người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật nhưng xét tính chất nghiêm trọng của hành vi đó, do nhân thân và môi trường sống của người này mà cần phải đưa vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ thì mới đưa người này vào trường giáo dưỡng.

Như vậy, nếu con cái hư hỏng, phá phách, không chịu học hành thì cha mẹ không thể đưa con vào trường giáo dưỡng mà chỉ có thể dùng các biện pháp thuyết phục, giáo dục và răn đe để con mình ngoan ngoãn hơn mà thôi.

Trường giáo dưỡng

Trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)

Trường giáo dưỡng không áp dụng cho những đối tượng nào?

Theo khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

"Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận."

Theo đó, các trường hợp:

- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;

- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận."

Thì không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với những đối tượng cụ thể như trên.

Như vậy, bạn tham khảo thêm cũng thấy rằng pháp luật cũng có quy định về vấn đề người nào thì không được áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bạn nhé.

Trường giáo dưỡng có cần phải đầy đủ trang thiết bị hay chỉ như một nhà tù thông thường?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 4. Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm và được dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an:
a) Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, tổ chức hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Kinh phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; tổ chức cai nghiện ma túy;
c) Kinh phí trưng cầu giám định pháp y;
d) Kinh phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, lao động, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh của học sinh, trại viên;
đ) Kinh phí tổ chức đưa học sinh dưới 16 tuổi, học sinh, trại viên bị ốm khi chấp hành xong quyết định về địa phương mà không có thân nhân đến đón và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Kinh phí điều trị cho học sinh, trại viên bị nhiễm HIV.
2. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc:
a) Được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn, kỹ thuật của Ủy ban nhân dân địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
b) Được tham gia hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước để tổ chức lao động, đào tạo nghề cho trại viên, học sinh theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc sử dụng vào việc dạy văn hóa, đào tạo nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập, sinh hoạt, cải thiện đời sống, khám bệnh, chữa bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch và tổ chức cai nghiện ma túy, tư vấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc."

Theo đó, trường giáo dưỡng phải đảm bảo được các điều kiện trên theo quy định pháp luật để có thể đảm bảo được cơ bản việc giáo dục lại đối với các đối tượng trong này.

Như vậy, cơ bản mô hình trường giáo dưỡng có thiên hướng về phần phục hồi lại một con người hơn là nhà tù thông thường, bởi lẻ nhà tù để mang tính chất răn đe và tạo cảm giác sợ hãi hơn cho người chấp hành án.

Cho nên trường giáo dưỡng khác với nhà tù và trường giáo dưỡng phải đáp ứng được các điều kiện trên.

Trường giáo dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được bán rượu bia ở trường giáo dưỡng không? Bán rượu bia ở trường giáo dưỡng bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người phạm tội bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì có được coi là không có án tích hay không?
Pháp luật
Khi áp giải người vi phạm hành chính trở lại trường giáo dưỡng, người thi hành công vụ có được sử dụng vũ khí không?
Pháp luật
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với học sinh có hành vi phạm tội trước khi chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Pháp luật
Trại viên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạn chế số lần thăm gặp thân nhân trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chứng chỉ học nghề do trường giáo dưỡng cấp có giá trị như chứng chỉ học nghề của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đúng không?
Pháp luật
Tòa án quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng với học sinh mới chấp hành được một phần hai thời hạn được không?
Pháp luật
Học sinh tại trường giáo dưỡng có được miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường trong trường hợp giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm không?
Pháp luật
Khi nào trẻ em bị đưa vào trại giáo dưỡng? Hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào trại giáo dưỡng có nơi cư trú ổn định bao gồm những gì?
Pháp luật
Bổ túc là gì? Việc thực hiện chương trình bổ túc văn hóa tại trường giáo dưỡng được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường giáo dưỡng
41,513 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường giáo dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường giáo dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào