Con nuôi bị thất lạc mới trở về được chia di sản có quyền từ chối nhận di sản trong những trường hợp nào?
Con nuôi bị thất lạc mới trở về thì có được quyền chia thừa kế hay không?
Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ được quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Bên cạnh đó, những người có quyền thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, con nuôi được hưởng thừa kế đối với di sản thừa kế của cha mẹ nuôi và thuộc hàng thừa kế thứ nhất và mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau không phân biệt con nuôi hay con ruột.
Do đó, khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại.
Xác định quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi hợp pháp theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.
Con nuôi bị thất lạc mới trở về thì có được quyền chia thừa kế hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp đã phân chia di sản mà con nuôi bị thất lạc mới trở về thì được chia di sản như thế nào?
Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới được quy định tại Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, con nuôi bị thất lạc mới trở về thì vẫn có quyền được hưởng thừa kế di sản theo quy định.
Nhưng trong trường hợp đã phân chia di sản thì không thực hiện việc phân chia di sản bằng hiện vật mà những người thừa kế đã nhận di sản trong gia đình phải thanh toán lại cho con nuôi bị thất lạc mới trở về khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó được hưởng tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng.
Con nuôi bị thất lạc mới trở về được chia di sản có quyền từ chối nhận di sản trong những trường hợp nào?
Từ chối nhận di sản được quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, con nuôi bị thất lạc mới trở về được chia di sản và cũng có quyền từ chối nhận di sản đó khi việc từ chối không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Trường hợp, con nuôi bị thất lạc mới trở về nhưng tài sản thừa kế đã được phân chia rồi mà không muốn nhận di sản thì có thể không yêu cầu những người đã được chia di sản thanh toán lại khoản tiền cho mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?