Con trai dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gì?

Hôm nay tôi có đọc báo và thấy thông tin nam sinh viên dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ mình và đã bị cơ quan điều tra phát hiện. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này người con sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho tội danh nào? Và trong trường hợp này nếu cha mẹ không yêu cầu thì vụ án có được khởi tố không? Câu hỏi của anh Thiên Phú ở Đồng Nai.

Con trai dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gì?

Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, người con trai này đã dàn dựng màn kịch bị bắt cóc nhằm uy hiếp tinh thần bố mẹ mình nhằm chiếm đoạt tiền, do đó người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Và tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người con trai này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với những khung hình phạt được quy định tại Điều 170 nêu trên.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền

Dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền (Hình từ Internet)

Dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ nhưng sau đó đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
..
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Theo quy định trên, người dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ nhưng sau đó đầu thú thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tùy theo quyết định của Tòa án.

Có khởi tố vụ án dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền khi không có yêu cầu của bị hại không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết
...

Như vậy, vụ án dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền sẽ được khởi tố kể cả khi không có yêu cầu của bị hại.

Cưỡng đoạt tài sản Tải về quy định liên quan đến Cưỡng đoạt tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu?
Pháp luật
Người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015?
Pháp luật
Phóng viên uy hiếp các cơ sở kinh doanh để cưỡng đoạt 15 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Nhà báo đã yêu cầu đưa tiền để không viết bài đăng báo khi biết người chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng đất thì đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản đối với hành vi gọi điện khủng bố nhằm mục đích đòi nợ hay không?
Pháp luật
Giả danh cảnh sát bắt người vi phạm giao thông đưa tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bắt tạm giam bị can là người đang bị tạm giữ để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản cần những gì?
Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản là gì? Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm? Người phạm tội có bị tịch thu tài sản hay không?
Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cưỡng đoạt tài sản
1,769 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cưỡng đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cưỡng đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào