Con trên 36 tháng tuổi có được ở cùng với mẹ trong trại tạm giam không? Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với mẹ bị tạm giam được quy định như thế nào?
Con trên 36 tháng tuổi có được ở cùng với mẹ trong trại tạm giam không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
...
2. Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
...
Như vậy, đối với trường hợp mẹ bị tạm giam có con trên 36 tháng tuổi phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng, không được ỏ cùng với mẹ trong trại tạm giam.
Trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng trại tạm giam đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trại tạm giam chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
Mẹ bị tạm giam có con trên 36 tháng tuổi ở cùng thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận mẹ bị tạm giam có con trên 36 tháng tuổi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về tiếp nhận người bị tạm giam như sau:
Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra thông tin để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền;
2. Lập biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam là nam giới do cán bộ nam thực hiện, nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo;
3. Chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản và vào sổ theo dõi người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
4. Phổ biến, hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam và nội quy của cơ sở giam giữ; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
Như vậy, việc tiếp nhận mẹ bị tạm giam có con trên 36 tháng tuổi, theo quy định trại tạm giam có trách nhiệm như sau:
- Kiểm tra thông tin để xác định đúng người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền;
- Lập biên bản giao nhận người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của người mẹ bị tạm giam. Việc kiểm tra thân thể người mẹ bị tạm giam do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo;
- Chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản và vào sổ theo dõi người bị tạm giam;
- Phổ biến, hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giam và nội quy của cơ sở giam giữ; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người mẹ có con 36 tháng tuổi trở lên trong trại tạm giam được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
Phạm vi áp dụng
Việc tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được thực hiện theo quy định tại Chương này và các quy định khác của Luật này.
Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đủ 18 tuổi hoặc phụ nữ có con đủ 36 tháng tuổi trở lên thì chế độ tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định chung.
Theo đó, phụ nữ có con đủ 36 tháng tuổi trở lên thì chế độ tạm giam được thực hiện theo quy định chung.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
Như vậy, đối với người mẹ bị tạm giam có con trên 36 tháng tuổi trở lên chế độ sinh hoạt tinh thần được quy định như sau:
+ Trại tạm giam được trang bị hệ thống truyền thanh.
+ Trung bình hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc trại tạm giam có dưới hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương.
+ Thủ trưởng trại tạm giam tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo.
+ Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?