Công an nhân dân có vị trí cao trong cơ quan mà không hòa đồng với hàng xóm và hách dịch có vi phạm luật không?
Công an nhân dân có vị trí cao trong cơ quan mà không hòa đồng với hàng xóm và hách dịch có vi phạm luật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 27/2017/TT-BCA như sau:
Ứng xử nơi cư trú
1. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân nơi cư trú theo quy định; tôn trọng quy ước cộng đồng; gần gũi, đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh.
2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định tại nơi cư trú. Tích cực phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội khác.
3. Không được lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để can thiệp trái quy định vào hoạt động của địa phương nơi cư trú.
Theo đó, tại quy định về quy tắc ứng xử nơi cư trú của người công an nhân dân là phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân nơi cư trú theo quy định;
Tôn trọng quy ước cộng đồng; gần gũi, đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh.
Như vậy, từ đó thấy được rằng người công an nhân dân mà có vị trí cao trong cơ quan mà không hòa đồng với hàng xóm và hách dịch thì đã vi phạm luật về nguyên tắc ứng xử nơi cư trú.
Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Công an nhân dân phải rèn luyện quy tắc ứng xử nào về nhân phẩm của mình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BCA như sau:
Quy tắc ứng xử chung
1. Nói và làm theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, 5 lời thề danh dự, 10 điều kỷ luật và điều lệnh Công an nhân dân.
2. Tôn trọng, tận tụy phục vụ Nhân dân; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; trung thực, thẳng thắn, cần, kiệm, liêm, chính.
4. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghiệp vụ, quy chế làm việc, quy trình công tác.
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
6. Không được lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đơn vị hoặc chức trách, nhiệm vụ được giao để vụ lợi hoặc nhằm mục đích cá nhân; bao che, tạo điều kiện cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
7. Không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; không được lợi dụng việc tặng quà, nhận quà để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
8. Không được sử dụng trái phép các thông tin, tài liệu của đơn vị; che dấu, bưng bít, làm sai lệch nội dung phản ánh của cơ quan, tổ chức và công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện.
9. Không được từ chối tiếp nhận, giải quyết hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian giải quyết các yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân theo chức trách, nhiệm vụ.
10. Không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao mà gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị mình hoặc cơ quan, tổ chức khác hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Theo đó, công an nhân dân phải đáp ứng quy tắc ứng xử chung là rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; trung thực, thẳng thắn, cần, kiệm, liêm, chính.
Như vậy, công an nhân dân phải rèn luyện quy tắc ứng xử về nhân phẩm về phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; trung thực, thẳng thắn, cần, kiệm, liêm, chính.
Công an nhân dân không sống văn minh thì có bị vi phạm quy tắc ứng xử gì không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2017/TT-BCA như sau:
Ứng xử trong gia đình
1. Gương mẫu, vận động, giáo dục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương nơi cư trú.
2. Nêu gương trong sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; xây dựng lối sống lành mạnh, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc.
3. Không để người thân trong gia đình tham dự vào công việc của cơ quan, đơn vị hoặc lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để làm trái quy định của pháp luật và quy định của ngành Công an.
Theo đó, quy định tại khoản 2 nói rằng công an nhân dân trong quy tắc ứng xử đối với gia đình thì phải nêu gương trong sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; xây dựng lối sống lành mạnh, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc.
Như vậy, có thể thấy rằng công an nhân dân không sống văn minh trong gia đình thì đã vi phạm quy tắc ứng xử trong gia đình theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?