Công an nhân dân tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc khi nào? Phó Thủ trưởng đơn vị có thể thay mặt Thủ trưởng đơn vị làm Chủ Lễ chào cờ Tổ quốc không?
Lễ chào cờ Tổ quốc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định về chào cờ Tổ quốc của Công an nhân dân như sau:
Chào cờ Tổ quốc
1. Chào cờ Tổ quốc là hoạt động sinh hoạt chính trị, nhằm giáo dục cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
2. Tham dự Lễ chào cờ Tổ quốc là vinh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Như vậy, chào cờ Tổ quốc là hoạt động sinh hoạt chính trị, nhằm giáo dục cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo như quy định thì tham dự Lễ chào cờ Tổ quốc là vinh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Công an nhân dân tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2012/TT-BCA (Điều 5 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 37/2015/TT-BCA) như sau:
Điều 5. Các trường hợp tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc
1. Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ tuần, tháng
a) Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tuần
Các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn có trụ sở độc lập, các đơn vị huấn luyện tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ; các học viện, trường Công an nhân dân tổ chức cho học sinh, sinh viên chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tuần vào đầu giờ làm việc buổi sáng ngày làm việc đầu tiên của tuần.
b) Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tháng: các đơn vị Công an từ cấp phường, đồn, đội và tương đương trở lên có trụ sở độc lập (trừ các đơn vị và đối tượng học sinh, sinh viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tháng vào đầu giờ làm việc buổi sáng, ngày làm việc đầu tiên của tuần đầu tháng. Tuần đầu tháng được xác định là tuần không có ngày làm việc của tháng trước.
2. Chào cờ Tổ quốc khi tổ chức hội nghị, buổi lễ, gồm:
a) Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, tổng kết công tác năm; hội nghị sơ kết, tổng kết các chuyên đề công tác lớn do Bộ Công an chỉ đạo;
b) Lễ khai mạc, bế mạc lớp tập huấn, hội thi, hội thao;
c) Khi tiến hành các nghi lễ Công an nhân dân;
d) Chào cờ trong các trường hợp khác do Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ; Giám đốc các học viên, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quyết định.
Như vậy, Lễ Chào cờ Tổ quốc được tổ chức:
- Lễ Chào cờ Tổ quốc được tổ chức theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng;
- Bên cạnh đó, tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc khi tổ chức hội nghị, buổi lễ, gồm:
+ Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, tổng kết công tác năm; hội nghị sơ kết, tổng kết các chuyên đề công tác lớn do Bộ Công an chỉ đạo;
+ Lễ khai mạc, bế mạc lớp tập huấn, hội thi, hội thao;
+ Khi tiến hành các nghi lễ Công an nhân dân;
+ Chào cờ trong các trường hợp khác do Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ; Giám đốc các học viên, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quyết định.
Công an nhân dân tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc khi nào? (Hình từ Internet)
Phó Thủ trưởng đơn vị có thể thay mặt Thủ trưởng đơn vị làm Chủ Lễ chào cờ Tổ quốc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định như sau:
Chủ Lễ, trực ban buổi Lễ và người đọc 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam
1. Chủ Lễ chào cờ Tổ quốc
a) Chủ Lễ chào cờ Tổ quốc là thủ trưởng đơn vị; nếu thủ trưởng đơn vị vắng mặt thì giao cho phó thủ trưởng đơn vị làm chủ lễ; trường hợp có lãnh đạo cấp trên dự, thì lãnh đạo cấp trên là chủ lễ.
b) Chủ Lễ có nhiệm vụ nhận báo cáo của trực ban buổi Lễ và cho ý kiến; nếu không bố trí trực ban, thì chủ lễ thực hiện nhiệm vụ của trực ban buổi lễ.
Như vậy, Chủ Lễ chào cờ Tổ quốc là thủ trưởng đơn vị; nếu thủ trưởng đơn vị vắng mặt thì giao cho phó thủ trưởng đơn vị làm chủ lễ; trường hợp có lãnh đạo cấp trên dự, thì lãnh đạo cấp trên là chủ lễ.
Chủ Lễ có nhiệm vụ nhận báo cáo của trực ban buổi Lễ và cho ý kiến; nếu không bố trí trực ban, thì chủ lễ thực hiện nhiệm vụ của trực ban buổi lễ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?