Công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề như thế nào?
- Công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề như thế nào?
- Phụ cấp ưu đãi đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật được xác định bằng công thức nào?
- Phụ cấp ưu đãi đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật có dùng để tính đóng bảo hiểm y tế không?
Công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề như thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 132 /2006/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành Bảo vệ thực vật, Thú y như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều gồm các mức sau:
...
2. Ngành Bảo vệ thực vật, Thú y
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
- Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5.
- Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực 0,1 đến 0,3.
- Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi không có phụ cấp khu vực; các công chức, viên chức chuyên môn trực tiếp làm kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, chẩn đoán bệnh động vật, điều tra phát hiện và dự tính dự báo bảo vệ thực vật, giám định và kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật tại các Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm thú y hoặc Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, Trung tâm chuyên ngành thuộc Cục Thú y và thuộc Cục Bảo vệ thực vật.
...
Như vậy, theo từng khu vực thì mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật sẽ được quy định khác nhau, cụ thể:
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
- Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
- Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật nơi có phụ cấp khu vực 0,1 đến 0,3;
- Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật nơi không có phụ cấp khu vực.
Công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề như thế nào? (Hình từ Internet)
Phụ cấp ưu đãi đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật được xác định bằng công thức nào?
Theo tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 132 /2006/QĐ-TTg quy định cách tính phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành Bảo vệ thực vật, Thú y như sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật được tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
Hiện tại, đến hết ngày 30/6/2023 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/ tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Phụ cấp ưu đãi đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật có dùng để tính đóng bảo hiểm y tế không?
Theo tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 132 /2006/QĐ-TTg quy định như sau:
III. CÁCH TÍNH VÀ NGUỒN KINH PHÍ CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Cách tính
...
b) Phụ cấp ưu đãi được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
c) Trường hợp một công chức kiểm lâm địa bàn phụ trách nhiều xã có mức phụ cấp ưu đãi khác nhau quy định tại khoản 1, mục II Thông tư này thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi cao nhất.
d) Các đối tượng quy định tại khoản 1, mục I khi được điều động công tác đến địa bàn có mức phụ cấp cao hoặc thấp hơn mức phụ cấp đang hưởng thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo địa bàn công tác mới kể từ tháng sau liền kề với tháng có quyết định điều động công tác.
Theo đó, phụ cấp ưu đãi đối với công chức đang làm việc tại Trạm Bảo vệ thực vật không dùng để tính đóng bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?